VIỆT SỬ TOÀN THƯ - Trang 464

LÊ HIẾN TỐNG (1497 – 1504)

Kế nghiệp vua Thánh Tông là Thái Tử Tăng tức vua Hiến Tông. Thái

Tử là con cả trong số 14 con trai và 20 con gái của nhà Vua.

Vua Hiến Tông là một ông vua thuần hòa, thông minh, không hề gắt với

ai bao giờ và kẻ có lỗi còn được Ngài khuyên như êm ái. Chính sách của
Ngài là tiếp tục sự nghiệp của tiền triều, mọi mối giềng khuôn phép đều
nhất nhất để nguyên vẹn. Có lẽ Ngài không có sáng kiến nên chỉ lo theo
đuổi đường lối của vua Thánh Tông để lại, và như ta thấy, số quần thần cũ
vẫn đông đủ, trước kia với Thánh Tông thì nước ta được mở mang nhiều,
vậy mà với Hiến Tông ta không thấy có sự tiến bộ hay sự mới lạ nào hết.
Phải chăng vì Hiến Tông cho rằng chính sách cũ của vua cha đã tận thiện,
tận mỹ rồi chớ phải đâu số nhân tài của tiền triều để lại vẫn đủ nay vua
Thánh Tông qua đời lại khong làm nổi thêm việc gì nữa? Theo chúng tôi ở
dưới chế độ quân chủ, độc tôn, vận mệnh và sự tiến hóa của dân tộc thường
chịu quá nhiều ảnh hưởng của vị chúa tể. Nước sinh phát đạt, nhân tài nảy
nở nhiều, chính sự được giải quyết mỹ mãn. Trái lại, với một ông vua tầm
thường thiển cận thì bộ máy nhà nước bị ngừng trệ hoặc thoái bại, mặc dầu
nước có người hiền và dân có khả năng tiến hóa…

Nhờ có uy thế của tiền triều từ trong ra ngoài nên dưới đời Hiến Tông

tuy không có sự tiến bộ nào hơn thuở trước nhưng nước vẫn được yên ổn.
Hiến Tông chú ý nhiều đến việc nông tang, đê điều, sông ngòi, đắp đường
làm guồng nước để tiện nghề cầy cấy. Đối với việc văn học, nhà vua cũng
trông nom chăm sóc. Tóm lại vua Hiến Tông là một ông vua bảo thủ và nhà
Hậu Lê đến đời vua Thánh Tông đã làm cho dân tộc Việt Nam cường thịnh
đến mực nào thì đó là mực chót. Ta còn phải nghĩ rằng may cho dân tộc là
vua Thánh Tông đã làm khá nhiều việc.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.