Việc văn học không thấy nói có phát triển được phần nào duy có ông Vũ
quyền làm quan Binh Bộ Thượng Thư soạn xong được bộ Đại Việt Thông
GIám gồm hai phần, từ thời Hồng Bàng đến giai đoạn Thập Nhị Sứ quân là
ngoại kỷ. Còn từ nhà Đinh đến đời Hậu Lê là bản kỷ, tất cả có 26 quyển,
ông Lê Trung được viết bài tổng luận.
Các Mối Loạn
Thế kỷ XVI của nhà Hậu Lê đã đánh dấu bằng nhiều mối loạn ly trong
nước, điều dĩ nhiên phải sinh ra khi quốc chính bại hoại. Một số lương thần
như các ông Lê Trung, Lương Đắc Bằng…người thì già người thì chết,
người thì cáo quan về ở ẩn, không còn người đứng đắn đủ uy tín ngăn cản
những hành động trái lẽ của vua Tương Dực và giữ vững triều cương. Đây
là dịp những kẻ chọc trời khuấy nước và bất mãn với chế độ tập hợp dân
chúng đói khổ nổi lên chống lại triều đình. Tình trạng này ngày càng mở
rộng vết đau thương của trăm họ. Trần Duy Nhạc và Ngô Văn Tổng dấy
quân ở Kinh Bắc hoành hành khắp vùng Đông Ngạn và Gia Lâm. Trần
Luân đánh phá Sơn Tây. Phùng Chương quấy miền Tam Đảo. Trần Công
Ninh chiếm giữ Yên Lãng (Phúc Yên). Tại Nghệ An có bọn Lê Hy, Trịnh
Hưng, Lê Văn Triệt vùng vẫy. Đáng kể kiệt hiệt là thầy chùa Trần Cao mạo
xưng con cháu họ Trần cùng con là Thăng, tướng là Phạm Ất người Chiêm
Thành thấy sấm nói ở phương đông có thiên tử khí cùng với đồ đảng dấy
quân ở huyện Thủy Đường chiếm đóng tỉnh Hải Dương và huyện Đông
Triều tuyên truyền mình là Đế Thích giáng sinh. Nhân dân nhẹ dạ lại tin
chuyện quỷ thần, theo Trần Cao tới hàng vạn. Bọn này tiền đinh đóng ở Bồ
Đề bên kia sông Nhị Hà sửa soạn tấn công thành Thăng Long. Nội bộ Lê
triều trong giai đoạn rối ren này đáng kể là nghiêm trọng.
Quân của triều đình sang đánh. Trần Cao lui về Châu Sơn thuộc phủ Từ
Sơn(vẫn trong địa hạt Kinh Bắc). An Hòa Hầu là Nguyễn Hoằng Dụ đem
binh ngăn đón loạn quân tại Bồ Đề phòng vệ kinh đô.