VIỆT SỬ TOÀN THƯ - Trang 476

Mặc Đăng Dung (1527 – 1529)

1 – Tình Trạng Việt Nam Đầu Thế Kỷ 16

Đầu thế kỷ 16, vua Thái Tổ nhà Hậu Lê, với sự hậu thuẫn mạnh mẽ và

kiên quyết của toàn dân, đã lập lên một sự nghiệp bất hủ trong sử xanh là
đánh đuổi được quân xâm lăng ra khỏi bờ cõi, sau 10 năm chiến đấu đầy hy
sinh gian khổ.

Từ Thái Tổ đến Thánh Tông, hùng khí của dân tộc Việt Nam mạnh như

sóng cồn, nếu đem so sánh Việt nam với các lân quốc Á châu thì ta có thể tự
hào rằng mình là một quốc gia cường thịnh bậc nhất ở Đông Nam Á về mọi
phương diện.

Văn trị, võ công rạng rỡ đến thế là tột bực, đến cả vấn đề cược vực cũng

được mở rộng hơn bao giờ hết. Ta nhớ rằng dưới đời Hậu Lê, biên giới Việt
Nam đã đi sâu vào đất Chàm, vua Thánh Tông đã xua đuổi Chiêm quân đến
Phan Lung rồi chia Chiêm quốc thành ba tiểu quốc.

Trong giai đoạn lịch sử này, ngó về cục diện Âu châu, ta thấy nước Pháp

vừa mới phục hồi được ít lâu sau cuộc Bách niên chiến tranh (Guerre de
cent ans) và nước Anh còn đang đau khổ trong các cuộc khói lửa vô cùng
tàn hại (Guerre des deux Roses) trên khắp mọi nơi trên đảo quốc. Đây là
nhận xét của giáo sư Jean Chesneaux, tác giả cuốn “Contribution à
l’histoire de la Nation Vietnamienne”, xuất bản tại Ba Lê (1955), kể ra để
khen ngợi với đời Hồng Đức nước Việt Nam đã văn minh thịnh trị, ngay so
cả với nhiều nước lớn ngày nay ở Âu châu vào thời ấy.

Đáng tiếc đến hết đời vua Thánh Tông thì cái đà tiến hóa của dân tộc bị

ngừng lại. Lý do của sự ngừng tiến là bởi các vua kế vị Thái Tổ, Thánh
Tông, Hiến Tông đều nhỏ tuổi cả và như thế kém cả tài lẫn đức nên không

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.