những không thúc đẩy thêm được cái đà tiến hóa của dân tộc mà ocnf đi
đến chỗ dật lùi rồi dần sa vào hố suy vong.
Từ vua Tương Dực tới Chiêu Tông và Cung Hoàng, vương quyền bại
hoại rõ rệt, do đó các đại thần tướng lĩnh tha hồ mà tranh giành quyền hành.
Mối loạn bắt đầu. Tính ra từ vua Thái Tổ đến Cung Hoàng là lúc khởi sự
cường thịnh, đến lúc tàn tạ vừa đúng một thế kỷ (1428 – 1527), sau 10 vị
vua lớn nhỏ.
Theo tác giả “Xã Hội Việt Nam”, khi nhà Hậu Lê mới dấy nghiệp, các
lãnh tụ phong kiến đều vừa là quan liêu vừa là địa chủ. Bấy giờ họ còn non
nớt và còn biết e dè uy quyền của nhà vua xây dựng trên những nguyên tắc
thương dân thương nước, họ chưa dám tác yêu, tác quái. Các quyền lợi của
họ một phần đã do ân sủng vì công lao chiến đấu với vua Thái Tổ trước đây
mà có, sau này lại do sự bóc lột dần dần mà lớn lên mỗi ngày, buổi đầu là
do những căn nguyên chính đáng rồi sau do chỗ lạm quyền lạm thế. Tới khi
uy quyền của nhà vua sút đi thì uy quyền của họ lại mạnh thêm. Ngoài ra,
giữa các quan liêu, phú hào, họ càng đông thì mầm chia rẽ càng nhiều, rồi
một cơ hội đã thuận tiện cho mầm chia rẽ đó là nước Đại Việt từ thế kỷ XV
đã thành một quốc gia rộng lớn nhưng nền kinh tế phát triển không kịp,
lãnh thổ chia sẻ quá nhiều vào các quan liêu, phú hào, sau này triều đình
yếu hèn quá không kiểm soát nổi họ. Rồi bọn này mạnh bao nhiêu, sự bóc
lột và áp chế nhân dân nhiều bấy nhiêu. Dân có đau khổ mà kêu trời thì
“thiên cao, hoàng đế viễn”. Trong cái tình trạng bế tắc ấy, chính người dân
cũng muốn phiến động để tìm ra lối thoát.
Thế là giữa các phần tử của chính quyền đã có sự cạnh tranh chia rẽ mà
chính quyền vì không bênh vực nổi quyền lực của nhân dân nên đối với
nhân dân cũng thành giáo, mộc, thù nghịch, thì xã hội Việt nam sớm chầy
phải tan rã và đi sang một thế khác. Đó là lý đương nhiên.
Cái không khí nghẹt thở ấy đã phát sinh từ đời vua Uy Mục đến Chiêu
Tông, luôn 20 năm ròng rã mới nảy ra cuộc biến loạn trên toàn cõi Việt