đến sự nghiệp khiến ta thấy rõ rệt các sử thần cận đại không dám nói dài về
Mạc Đăng Dung cũng như Trịnh Kiểm bởi hai người này là tử thù của cả
hai Lê, Nguyễn.
Phe Nguyễn Kim ở Cầm Châu được bảy, tám năm, chiêu binh luyện mã
đến năm Canh Tý (1540) thì đã có một lực lượn kha khá về đánh Nghệ An.
Hai năm sau quân vua Trang Tông tiến ra Thanh Hóa rồi năm sau nữa
(1543) Kim nắm hẳn được Nghệ An và thu phục được cả Tây đô (Thanh
Hóa) bởi Tống trấn nhà Mạc là Dương Chấp Nhất ra hàng.
Theo Việt Nam Sử Lược, Dương Chấp Nhất ra hàng là một âm mưu của
nhà Mạc. Năm Ất Tỵ )1545) Nguyễn Kim tiến ra Sơn Nam (vùng Nam
Trung Châu Bắc Việt gồm các tỉnh Nam Định, Thái Bình, Ninh Bình, Hà
Nam) đi tới huyện Yên Mô (Ninh Bình) thì bị ngộ độc mà chết. Người ta đã
cho rằng chính Dương Chấp Nhất đã đánh thuốc độc.
Nguyễn Kim chết đi, binh quyền dĩ nhiên sang tay Trịnh Kiểm. Kiểm
thấy cuộc Bắc tiến bất lợi vì cái tang của chủ tướng liền rút quân về Thanh
rồi lập Hành Điện ở đồn Vạn Lại (huyện Thụy Nguyên, tỉnh Thanh Hóa) để
chỉnh bị nhiều nhân sĩ đã tìm đến giúp, tỉ dụ Phùng Khắc Khoan tức Trạng
Bùng và Lương Hữu Khánh.
Bấy giờ Việt Nam chia ra làm hai lực lượng đối thủ một ở miền Bắc, kể
từ Sơn Nam đổ ra thuộc ảnh hưởng của nhà Mạc gọi là Bắc triều. Thanh
Hóa trở vào là thuộc khu vực của nhà Lê hay là Nam Triều. Tương đối cho
tới năm Bính Ngọ (1546) là năm Mạc Phúc Hải mất, truyền ngôi cho con là
Mạc Phúc Nguyên lấy niên hiệu là Vĩnh Định, Bắc Hà còn mạnh hơn Nam
Hà.
Về phía Nam Hà, năm Mậu Thân (1548) cũng xảy ra một biến cố: vua
Trang Tông chết, Trịnh Kiểm lập thái tử Duy Huyên lên ngôi tức vua Trung
Tông cũng vắn số sau 8 năm. Vua Trung Tôn không có người kế tự theo
dòng đích tôn của vua Thái Tổ. Trịnh Kiểm bấy giờ nắm giữ hết quyền