Thành Đồng Hới bị nhiều lần nao núng, suýt lọt vào tay quân Trịnh.
Hữu Dật phải đến tiếp cứu còn Hiệp tự đem quân đến trợ lực cho Sa
Phụ.
Chiến ự đang khai diễn gắt gao thì chúa Trịnh Tạc ra lệnh kéo quân về,
vì đánh lũy Trấn Ninh mấy tháng trời không chuyển, thời tiết lại quá xấu
(mưa lạnh buốt vì có gió Đông Bắc). Trịnh Căn bị bệnh nặng ở Linh Giang.
Lê Gia Tông lui về Phù Lộ, thuộc tả ngạn sông Gianh. Theo Đại Nam Liệt
Truyện, Đại Nam Thực Lực chứng minh quả quân Nguyễn bị đánh lùi nên
vua Lê, chúa Trịnh mới vào được tới miền Nam Bố Chính.
Trước khi lên đường về Thăng Long, chúa để Lê Thời Hiến ở lại làm
Trấn Thủ ở Nghệ An, Lê Sĩ Triệt làm Đô Đốc Hà Trung giữ các căn cứ
trọng yếu vùng sông Gianh.
Từ đó sông Gianh là đường phân giới cho hai miền Nam Bắc, chiến sự
ngừng lại cho đến năm Bính Ngọ (1786) tức là năm thứ 47 đời Lê Cảnh
Hưng nhà Tây Sơn dấy nghiệp thì Nguyễn vong mà Trịnh cũng mạt.
Chú thích:
[1] Từ 1620 Sãi Vương quả không nộp thuế cho nhà Lê về hai xứ Thuận
Hóa và Quảng Nam. Họ Trịnh cho đòi lương thuế chỉ là để biết thái độ của
họ Nguyễn mà thôi.
[2] Cương Mục nói Trịnh khởi trận đánh vào tháng 10 nhuận. Theo De
Calendrio Sinico của P. Hoàng thì vào tháng 7. Thực Lục cho rằng cuộc
khởi hấn Trịnh – Nguyễn nhằm vào tháng chạp (tức là 20 tháng 1 – 17
tháng 2, 1662).
[3] Theo Việt Nam Sử Lược: Đào Quang Nhiêu làm Tổng Suất, ý nghĩa
vẫn như vậy.