Mạc Đăng Dung vừa lên ngôi đã tiếp tục mọi chính sách cai trị, kinh tế,
khoa cử, trọng dụng nhân tài như các tiền triều, ai dám bảo Mạc không thể
là một triều đại đứng đắn, há phải than tiếc một cách buồn cười mấy ông
hoàng đế ấu trĩ, hoặc hôn ám, vô đạo, như Tương Dực, Uy Mục, hoặc bất
tài, bất lực như Chiêu Tông để cho mấy ông đại thần đua nhau lợi dụng.
Chúng ta không nên vì thế coi việc tiêu diệt nhà Mạc là một sự nghiệp của
Trịnh đối với dân tộc ta để kỷ công vào lịch sử…
Nhà Minh cáo chung vào năm 1663, nhà Thanh lên thay, cho sứ sang ta
dụ triều cống. chúa Trịnh Tạc cho sứ đem cống vật sang Yên Kinh xin mở
cuộc giao hiếu và câu phong cho vua Lê theo tục lệ cũ. Bốn năm sau vua
Khang Hy cho sứ sang phong cho vua Lê làm An Nam Quốc Vương.
Cuộc giao hiếu này xét ra nên có, vì mềm dẻo với kẻ mạnh để được yên
thân vẫn là một chính sách khôn ngoan thuộc đường lối cổ truyển của các
nhà chính trị xưa kia của chúng ta. Cũng do chỗ biết kết thân nên sau này có
đôi khi xảy ra việc giặc cướp ở các vùng biên giới hoặc có chuyện tranh
chấp đất đai ở các điểm lân cận của hai nước, nhưng đôi bên vẫn nhường
nhịn lẫn nhau.
2 – Luật Pháp
Luật pháp đời bây giờ vẫn theo đời Hồng Đức. Mọi tội khinh, trọng đều
quy định vào 5 thứ: suy, trượng, đồ, tử, từ nhẹ nhất đến nặng nhất.
Chỉ khác là xưa kia có thể lấy tiền chuộc tội, nhưng đến đời Trịnh Tạc
đặc ân này của triều đình bị chấm dứt nghĩa là phạm tội thì phải chịu hình,
trừ riêng những ai thuộc các trường hợp bát nghị. Ngoài ra cũng có sửa đổi
về tội lưu (cũng thuộc tội trọng) là tội phải chặt hai bàn tay và đày đi xa.
Đời chúa Trịnh Cương và vua Dụ Tông tội này cải sang chung thân. Trường
hợp nhẹ hơn là phải chặt một bàn tay và đày ra ngoại châu (cũng như biệt
xứ ngày nay) thì ấn định đổi làm tội đồ 12 năm. Ai phải tội chặt hai ngón