VIỆT SỬ TOÀN THƯ - Trang 554

Cho tới đời Lê Trung Hưng chúng ta mới có bọ Đại Việt Sử Ký gồm các

bộ chánh sử làm trong hai triều Trần Lê do ông Lê Văn Hưu biên soạn, bộ
Đại Việt Sử Ký Toàn Thư do ông Ngô Sĩ Liên làm ra thế cho bộ sử trên mất
đi, bộ Đại Việt Sử Ký Tạc Biên của Phan Phù Tiên phụng mệnh vua Lê
Nhân Tông chép tiếp vào bộ Đại Việt Sử Ký nay cũng không còn.

Đến đời vua Lê Tương Dực, ông Vũ Quỳnh được lệnh soạn ra cuốn Đại

Việt Thông Giám Thông Khảo xong vào năm 1511 cũng như bộ Toàn Thư
của Ngô Sĩ Liên chép từ đời Hồng Bàng đến đầu năm Đại Định của Lê Thái
Tổ (1428).

Năm 1665 ông Phạm Công Trứ soạn bộ Đại Việt Sử Ký Bản Kỷ Tục

Biên là một công trình không riêng của ông (phần sáng tác của ông Phạm
Công Trứ từ Lê Trang Tông đến hết đời Lê Thần Tông (1662) sau chúa
Trịnh Tạc sai ông và nhiều người khác sửa và xét lại.

Đến năm Bính Thìn (1676) vua Hy Tôn sai Hồ Sĩ Dương xét lại bộ quốc

sử, chẳng bao lâu họ Hồ mất đến Lê Hy và Nguyễn Quí Đức chép nối từ
đời vua Huyền Tông đến vua Gia Tông gọi là Quốc Sử Thực Lục.

Năm Ất Vị (1775) đời Cảnh Hưng, chúa Trịnh Sâm sai các ông Nguyễn

Hoàn, Lê Quí Đôn, Ngô Thời Sĩ, Nguyễn Du chép thêm từ Hy Tông đến Ý
Tông gọi là Quốc Sử Tân Biên.

Chú thích:

[1] Sau này trong thời Pháp thuộc việc ruộng đất được đo đạc cẩn thận

vạy mà ở nhiều nơi chính phủ thuộc địa cũng còn thi hành lối khoán trắng”
này.

[2] Tại Thái Nguyên hai họ Trương, Cát người Tân quê ở Trào Châu,

chuyên nghề khai thác mỏ đúc quặng đã có lần tụ tập được tới vạn người để
hướng ứng với quân Nghĩa Dũng Điển Châu của nhà Thanh sau này theo
Tôn SĨ Nghị sang xâm chiếm nước ta.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.