Sử chép rằng: tuy vậy thi Hương còn “hồ đồ” lắm, không nghiêm như
dưới đời Hồng Đức. Đời Dụ Tông niên hiệu Bảo Thái, có lệ nộp tiền Minh
Kinh là tiền kinh phí cho các quan trường. Năm Canh Ngọ (1750) đời Cảnh
Hưng, nhà nước thiếu tiền, ai nộp được ba quan gọi là tiền thông kinh thì
được thi, khỏi phải khảo hạch. Sự kiện này đã gây nhiều vụ lộn xộn làm
mất uy tín của khoa cử do đó người làm ruộng, kẻ đi buôn, học hành lỗ mỗ
cũng nạp quyển để thi. Vào đến trường học chen chúc nhau, có kẻ bỏ mạng,
nhiều người còn làm những trò gian lận như thuê người gà bài, thí sinh với
quan trường thông gian, khiến người ta có cảm tưởng là đi học chợ chớ
không phải là đi thi nữa. Chúa Trịnh CƯơng cũng mở cả trường dạy võ, đặt
quan giáp thụ trông coi. Học sinh thường là con cháu các quan đến học võ
kinh, chiến lược, cứ một tháng một lần tiểu tập, ba tháng một lần đại tập.
Ngoài ra trường học vào cấp sơ đẳng thì vẫn do nhân dân tự động mở lấy
khắp thành thị và thôn quê do tư nhân, các ông đồ xuất thân là các vị khoa
mục hay các nhà nho số phận hẩm hiu với cử nghiệp, các quan trí sĩ hay các
người không muốn ra làm quan với bản triều. Về phần Nhà nước cũng có
mở trường cho các thanh niên ưu tú đến học như Quốc Tử Giám. Giảng dạy
ở đây là quan Tế Tửu hay Tư Nghiệp, mỗi lần tiểu tập, ba tháng một lần địa
tập để bình luận văn thơ, thi phú và khảo hạch năng lực của các nho sinh.
Mùa Xuân, mùa Thu thì tập vũ nghệ, (đánh côn, đánh thuyền, bắn cung,
cưỡi ngựa, múa khiên, múa gươm, giáo, chạy bộ…). Mùa đông, mùa Hạ thì
tập võ kinh (phần lý thuyết). Ba năm Nhà nước mở một khoa thi võ. Võ
sinh phải biểu diễn các môn kể trên rồi vào vấn đáp là để duyệt khảo phần
lý thuyết.
Năm Canh Thân (1740) chúa Trịnh Doanh cho lập võ miếu thờ Vũ
Thành Vương Khương Thái Công, Tôn Vũ Tử… Đàng sau có miếu thờ
Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn và có cả miếu thờ Quan Vân Trường.
Xuân Thu đôi lần triều đình cử các quan ra tế lễ.
10 – Việc Chép Sử