VIỆT SỬ TOÀN THƯ - Trang 552

Cho tới năm Giáp Thìn (1664) việc đo lường ở nước ta vẫn cứ 6 hạp là

một thăng, có chỗ gọi là thưng. Thưng có lẽ là đồ đo lường lớn nhất để
đong ngô, khoai, đậu, đỗ và nhỏ nhất là đấu. Đấu cũng có đấu lớn đấu nhỏ
nữa cho tới gần đây ở các vùng quê miền Bắc vẫn dùng.

Chúng tôi ngờ thăng là đồ đo lường của Tàu mang sang từ lâu chớ

không phải của ta có từ trước. Theo Việt Nam Sử Lược trang 314, ông
Phạm Công Trức định lại, lấy một cái ống gọi là Hoàng chung quản làm
chừng. Ống này đựng được 1.20 hột thóc đen gọi là thược, rồi cứ 10 thược
là một hạp, 10 hạp làm một thăng, 10 thăng làm một đấu, 10 đấu làm một
hộc[3].

Theo Hoa Bằng tác giả Quang Trung Nguyễn Huệ, Anh Hùng Dân Tộc

thì thưng là đơn vị đong lường ngày xưa: cứ 10 hợp (hạp) là một thăng
(thưng), một thưng bằng 316 tấc khối tức là 10.354.688 công thăng ngày
nay.

9 – Học Chính và Khoa Cử

Về việc học vào thế kỷ XVII các triều đình nước ta vẫn không có gì thay

đổi, khoa cử cũng vậy. Nho học vẫn được tôn sùng, duy việc học hành,
khoa cử bị gián đoạn ít nhiều vì nội tình rối ren của quốc gia từ thượng bán
thế kỷ thứ 16. Khi nhà Mạc còn thịnh (1527) Mạc vẫn mở khoa cử để tuyển
dụng nhân tài ở Thăng Long, còn nhà Lê bấy giờ còn thất thời chỉ đủ thì giờ
lo việc binh nhung mà thôi.

Tới năm Canh Thìn (1580), nhà Lê mới mở được khoa thi ở Tây Đô.

Cách thức thi cử còn sơ lược và cứ ba năm mới có một kỳ thi Hội. Ngót
một thế kỷ sau (1664) đời vua Huyền Tông, chúa Trịnh Tạc mới quy định
lại thể thức thi Hội. Còn thế lệ thi Hương tới năm Mậu Ngọ (1678) cũng có
chỉnh đốn lại. Từ đó 3 năm có một kỳ thi Hương. Trường thi đặt tại Thanh
Hóa, Sơn Nam (Nam Định) Sơn Tây, Kinh Bắc, Hải Dương, Thái Nguyên,
Hưng Hóa, Tuyên Quang, Lạng Sơn và Yên Quảng.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.