phải nộp 2 phần vào thuế. Người buôn muối phải có thẻ của Giám Đương
mới được mua muối mà phải mua của quan trước sau mới được mua của
người làm muối. Vì muối phải chịu thuế nên giá cao tới một tiền một đấu
muối, dân sự ta thán rất nhiều. Năm Nhâm Tí (1713) chúa Trịnh Giang bỏ
thứ thuế này.
Đến năm Bính Thìn (1746) chúa Trịnh Doanh lại lập việc đánh thuế
muối chia ra 50 mẫu ruộng muối thì phải làm một bếp, mỗi bếp phải nộp
cho nhà nước 400 hộc muối làm thuế (mỗi hộc muối bấy giờ giá là ba tiền,
mỗi tiền là 60 đồng kẽm).
3)Thuế thổ sản – Năm Giáp Thìn (1724) dưới đời Trịnh Cương các thứ
thổ sản như vàng, bạc, đồng, kẽm, sơn, than, gỗ, tơ lụa, quế, cá, mắm, rượu,
mật, dầu, giấy, chiếu, vải…phải chịu thuế.
Về đời Trịnh Giang, giặc giã nổi lên như ong, nhà nước phải chi tiêu
nhiều mà vấn đề sổ sách kế toán cho tới bấy giờ chưa được thiết lập nên
không biết được tình trạng công khố, chúa mới cho các Hộ phiên lập sổ
sách chi thu đồng niên để liệu trước vấn đề ngân sách hàng năm.
Chúa Trịnh Giang ấn định thể lệ khai mỏ, giảm bớt thuế cho người Việt
nhưng đánh thuế nặng vào Huê Kiều. Dưới đời Lê Thuần Tông, chúa lại
khuyến khích việc in sách Tứ Thư, Ngũ Kinh, sử ký và các loại sách học do
nơi người Việt để khỏi mua của Tàu và chúa còn cấm không cho Tàu nhập
cảng sách vào đất Việt nữa. Riêng về điểm này chúa Trịnh GIang được sử
gia Pháp rất ngợi khen. Vấn đề khai mỏ vào thời chúa Trịnh cũng có nhiều
điều phức tạp đối với người Tàu. Trước chúa Trịnh Giang, chúa Trịnh
Cương đã phải ấn định số người Tàu sang khai mỏ ở nước ta chỗ đông nhất
chỉ được tới 300 người, chỗ vừa 200 người, chỗ ít là 100 bởi để cho họ tập
trung đông quá rất khó giữ gìn an ninh, trật tự. Vậy mà về sau công nhân
Tàu có chỗ đông tới hàng vạn người hay sanh sự đánh nhau và quấy nhiễu
dân chúng làm triều đình có phen phải huy động quân đội đánh dẹp như trừ
giặc vậy[2]. Xin lưu ý rằng: nhân công khai mỏ phần nhiều là những người