VIỆT SỬ TOÀN THƯ - Trang 551

Nùng, Thổ sinh quán ở các vùng biên giới Hoa Việt (giáp Quảng Đông và
Quảng Tây) tính tình ngang ngược và thường là những thổ phỉ nên phải áp
dụng biên pháp cứng rắn trên đây.

Sau này chúa Trịnh Giang phải sửa đổi và đưa ra thêm nhiều điều lệ mới

về vấn đề khai mỏ của người Tàu lúc bấy giờ vẫn chưa ổn định về nhiều
phương diện. Sử con chép rằng trong việc khai mỏ người Tàu thu 10 phần
ta không được một, hẳn họ đã gian lận, ta không có chuyên viên để kiểm
soát chăng?

Còn mỏ của chúng ta thì có khá nhiều ở các tỉnh Hưng Hóa, Tuyên

Quang, Lạng Sơn, Thái Nguyên. Tại các nơi này có vàng, bạc, kẽm, đồng…
nhưng phương pháp khai mỏ của người Tàu bấy giờ cũng chưa được chu
đáo lắm.

7 – Việc Đúc Tiền

Đến đời Lê Trung Hưng người ta còn tiêu tiền đúc của đời Hồng Đức.

Đời Trung Hưng nối tiếp việc này cho các trấn tự lập sở đúc tiền lấy nên
nhiều việc lạm dụng đã xảy ra.

Năm Quý Dậu (1753), chúa Trịnh Doanh muốn chấm dứt tình trạng này

đã cho bỏ các sở đúc tiền ở tứ trấn, chỉ giữ lại hai sở ở gần kinh thành.

Năm Bính Thân (1776) đời vua Lê Hiển Tông, Trịnh chiếm được Thuận

Hóa lại mở ở đây một lò đúc tiền, đúc thêm ba vạn quan tiền Cảnh Hưng
nữa.

Ta còn thấy đời bấy giờ đúc cả bạc lạng nữa. Mỗi lạng trị giá 10 đồng,

mỗi đồng ăn hai tiền. Bạc ấy chặt ra tiêu cũng được.

8 – Sự Đo Lường

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.