Duy Mật chạy vào Thanh Hóa. Tại đây đã có những trận đánh kịch liệt
vào những tháng đầu năm Canh Thân (1740), Lê Duy Mật có bắt được một
tướng của Trịnh là Phạm Công Thế. Duy Mật hỏi: “Ông là người khoa giáp
sao lại theo quân nghịch (chỉ họ Trịnh)?” Công Thế cười đáp: “Lâu nay
danh phận không rõ thì làm sao phân được thuận nghịch!”. Nói xong, Công
Thế vươn cổ chịu chém. Xem câu trả lời của Công`Thế là một trí thức thử
thời thì đủ rõ Bắc hà đã quá ngán cả vua lẫn chúa, danh nghĩa của triều đình
đã bị nhân dân coi rẻ; từ người bình dân đến kẻ trí thức chỉ biết mạnh đâu
âu đấy và mạnh ai người ấy làm, lẽ thuận nghịch mờ tối như đêm ba mươi
tháng chạp.
Năm ấy, quân đội của Duy Mật vùng vẫy từ đất Thanh ra Hưng Hóa, lại
được sự cộng tác của một nhóm loạn quân do tên Tương chỉ huy giữ đồn
Ngọc Lâu (thuộc huyện Thạch Thành) sau đồn này bị hạ, Tương tử trận.
Duy Mật không cầm cự nổi ở cùng Thanh phải rút vào Nghệ An rồi sang
Trấn Ninh, chiếm đóng núi Trình Quang sửa hào, đắp lũy làm kế cố thủ.
Cũng có nhiều khi quân của Lê Duy Mật kéo ra đánh phá ngoài Sơn
Nam[2] khiến Trịnh cũng không yên tâm. Năm 1753, Trịnh Doanh có cho
người vào Thuận Hóa yêu cầu Võ vương cho quân Trịnh qua đường Cam
Lộ vào đánh Lê Duy Mật. Võ vương không chịu (có ý ngờ quân Trịnh lợi
dụng để đánh quân mình chăng). Nhiều lần quân Trịnh cũng bắt được quan
tướng của Duy Mật, nhưng vẫn không nắm được ông Hoàng thất thế này, và
tuy Duy Mật không mạnh lắm đối với thời cuộc những vẫn như cái dằm
trong xương tủy của họ Trịnh.
Về phần Duy Mật năm Giáp Tý (1764), cũng có cử người tới gặp Vũ
Vương yêu cầu giúp đỡ. Vũ Vương cũng không hứng chịu vì thấy cần phải
giữ thái độ trung lập cho khỏi gây hấn với chính quyền miền Bắc.
Năm Đinh Hợi (1767), Trinh Doanh qua đời, Thế tử Trịnh Sâm lên thay
thế. Duy Mật thấy quân lực của mình đã khá, nhân cơ hội Bắc hà đổi chủ,
liền Bắc tiến đánh vào đất Hương Sơn và Thanh Chương, thấy không lợi lại