cạnh: “Phải phá cho được đồn này nếu không sẽ chiếu theo quân luật trị
tội”.
Nguyễn Phan cởi chiến bào, xuống ngựa đi bộ lấy lời khảng khái khích
động binh sĩ và xông vào trận. Binh sĩ cảm động ùa theo hết rất là hăng hái.
Trận đánh trở nên vô cùng mãnh liệt, chẳng mấy lúc đồn Hương Canh bị hạ.
Danh Phương lui vào hậu tuyến giữ Ngọc Bội. Trịnh Doanh và Nguyễn
Phan bỏ quân tiến theo, thế quân triều mạnh như nước lũ, quân của Danh
Phương chống không nổi, bỏ chạy. Danh Phương chạy đến núi Độc Tôn,
làng Tĩnh Luyện, huyện Lập Thạch (Vĩnh Yên) thì bị bắt. Trịnh Doanh đem
quân trở về Thăng Long, tới nửa đường (làng Xuân Hy, huyện Kim Anh,
tỉnh Phúc Yên) gặp quân của Phạm Đình Trọng giải Hữu Cầu tới.
Chúa mở tiệc khao quân ở đây. Trước khi bị đưa về Kinh để chịu tử
hình, Phương phải dâng rượu, Cầu phải thổi kèn cho yến tiệc của binh
tướng triều đình thêm phần vui vẻ.
Thật là:
“Hùm thiêng khi đã sa cơ cũng hèn”.
Vụ Loạn Hoàng Công Chất
Họ Hoàng nổi lên cùng một thời với các lĩnh tụ phiến loạn là Nguyễn
Hữu Cầu, Nguyễn Danh Phương, Nguyễn Tuyển, Nguyễn Cừ, và chiến đấu
được lâu dài hơn các bạn đồng hội, đồng thuyền. Hoàng khởi sự từ thời
chúa Trịnh Giang đóng vai chúa tể miền Bắc tức là từ năm 1740 đến năm
Kỷ Sửu (1768) mới hết. Trường hoạt động buổi đầu của họ Hoàng là đất
Sơn Nam, tung hành từ phủ Khoái châu sang đến Xuân Trường (Hưng Yên
và Nam Định), năm Ất Sửu (1745) quân đội của Hoàng cũng rất mạnh, phá
được lực lượng của Trấn thủ Sơn Nam là Hoàng Công Kỳ, giết được viên
tướng này. Binh sĩ của chúa Trịnh cũng phải huy động rất nhiều và do các