VIỆT SỬ TOÀN THƯ - Trang 560

Quân cầu tới bến Bồ Đề thì trời hửng sáng. Trịnh Doanh đem quân ra

bến Nam Tân chống thì quân của Phạm Đình Trọng cũng về kịp. Quân Cầu
bị hai phía đánh dồn lại, thua chạy. Từ khi thất trận ở Bồ Đề, quân lực của
Hữu Cầu suy giảm nhiều. Cầu phải kết hợp với đảng Hoàng Công Chất đi
cướp phá vùng Thần Khê, Thanh Quan.

Phạm Đình Trọng và Hoàng Ngũ Phúc đuổi theo, Chất chạy vòa Thanh

Hóa, Cầu vào Nghệ An. Tại đây Cầu lại nhập với một lĩnh tụ khác là Diên ở
Hương Lãm (huyện Nam Đường, nay là Nam Đàn) vẫn bị quan quân theo
ráo riết đến Hoàng Mai thì Cầu hết thời (Hoàng Mai thuộc Thanh Hóa), bị
bắt đóng giải về nộp cho chúa Trịnh (vào năm Cảnh Hưng thứ 12).

Vụ Loạn Nguyễn Danh Phương

Phương cũng xuất đầu lộ diện cùng thời Hữu Cầu nghĩa là vào năm

1740, bắt đầu vào làm đàn em của hai loạn tướng đời bấy giờ là Tế và Bổng
ở Sơn Tây. Tế và Bổng không may bị Võ Tá Lý, lĩnh chức Chinh Tây đại
tướng quân, bắt được ở huyện An Lạc thuộc phủ Vĩnh Tường (Vĩnh Yên).

Địa phương này vừa có rừng núi vừa có đồng bằng, đủ thế tiến thoái và

rất lợi về chiến lược, Danh Phương đóng đại bản doanh ở trên núi Ngọc Bội
(giáp huyện Bình Xuyên và Tam Dương) lập thêm hai đồn, một ở Hương
Cang gọi là Trung Đồn, một ở Ức Ký tự xưng là Thuận Thiên Khải Vận
Đại Nhân.

Danh Phương dựng cung điện, đặt quan chức, đánh thuế má lên tới tỉnh

Tuyên Quang, thanh thế một thời vang dậy khắp vùng Trung du đất Bắc
luôn 10 năm ròng (Phương còn có một tục danh nữa là Quận Hẻo). Trước
cái tầm quan trọng của vụ loạn này, chúa Trịnh Doanh phải thân mang đại
quân đi đánh. Năm Canh Ngọ (1750), quân của chúa tiến theo đường Thái
Nguyên phá được ngoại đồn của Phương (Ức Ký) rồi tấn công vào Trung
đồn (Hương Canh). Loạn quân bắn như mưa để cản trở quân triều, Chúa
Trịnh giận lắm, rút gươm trao cho Nguyễn Phan là một tướng chỉ huy bên

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.