VIỆT SỬ TOÀN THƯ - Trang 559

Kinh Bắc mất, Thị Cầu cũng bị hạ, tin này chấn động đến Thăng Long.

Hoàng Ngũ Phúc và Trương Khuông quay binh trở lại thâu được Kinh Bắc
nhưng thế quân của Hữu Cầu đang mạnh. Trương Khuông chống không nổi
ở làng Ngọc Lâm (huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang), thống lĩnh Đinh Văn
Giai cũng bại ở Xương Giang (cũng thuộc Bắc Giang), nhờ vậy loạn quân
lại trở về phong tỏa Thị Cầu. Chiến trường lần này là Xương Giang. Chúa
Trịnh Doanh cử Phạm Đình Trọng đến hợp sức với Hoàng Ngũ Phúc. Hữu
Cầu thua trận mất một tùy tướng là Thông và nhiều quân nhu, chiến mã.
Đến năm Bính Dần (1749) ngôi sao của Hữu Cầu bắt đầu lu mờ nên Cầu
cho người ngầm mang vàng về đút lót cho Đỗ Thế Giai và quan Nội giám là
Nguyễn Phương Đĩnh để hàng. Chúa Trịnh Doanh bằng lòng phong cho
Cầu làm Hướng Nghĩa Hầu, cử quan Thiêm Tri là Nguyễn Phi Sảng đem
Dụ ra cho Phạm Đình Trọng bảo bãi binh.

Trọng với Cầu có cái thù không đội trời chung vì Cầu đã đào mả mẹ

Trọng đổ xuống sông nên Trọng cương quyết theo đuổi Cầu đến cùng.

Trọng trả lời Nguyễn Phi Sảng: “Kẻ làm tướng ở ngoài biên mới hiểu sự

thế của biên cương, mệnh vua có khi không thể theo được. Ông được lệnh
vua thì cứ đi gọi giặc về hàng, còn tôi có phận sự đánh giặc, tôi cứ đánh”.

Nói rồi Trọng cất quân đi ngay, hăng hái hơn bao giờ hết. Bọn Đỗ Thế

Giai thấy Trọng không tuân lệnh chúa giận lắm nhân có việc Trọng cho
người tuyển mộ tân binh ở các huyện Tứ Kỳ, Thanh Hóa. Vĩnh Lại và
Thượng Hồng đặt làm 4 cơ, giao cho hai thủ hạ cai quản liền dèm pha với
Chúa. Chúa không nghe vì tin sự trung thành của Trọng, nên gửi Trọng một
bài thơ để Trọng yên lòng.

Thấy kế hoạch của mình không thành, Hữu Cầu đành tiếp tục chiến đấu

từ miền Đông qua miền Nam. Một hôm Hữu Cầu bị đuổi đến Cẩm Giang
(Hải Dương) đem quân lén về đánh úp Thăng Long nhân lúc bất ngờ.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.