VIỆT SỬ TOÀN THƯ - Trang 566

Về việc lập sổ thuế, định các ngạch thuế, năm 1632, Sãi Vương đã áp

dụng phương pháp Bắc Hà (của Lê Thánh Tông – 1465) cho đến bây giờ
còn được thi hành ở miền Bắc, nghĩa là cứ mỗi sáu năm lại có một cuộc
kiểm tra lớn, ba năm có một cuộc kiểm tra nhỏ. Dân chúng thì chia ra làm 8
hạng (Bắc chỉ có 6 hạng).

Để đánh thuế ruộng cho sát với thực tế thì sau vụ gặt chính (vụ mùa)

quan đến từng địa phương khám rồi mới định hạng ruộng nào mới phải nộp
bao nhiêu thuế.

Thuế hoa màu căn cứ vào diện tích của điền thổ và những thứ màu mỡ

nào (ngô khoai, đậu…) đã được trồng trọt, cùng với giá trị của ruộng đất
nữa.

Thuế nộp bằng thực chất (tức là thóc gạo hay ngô khoai…) hoặc bằng

tiền bạc.

Đời chúa Hiền đặt ra một Ty Khuyến Nông để giải quyết vấn đề khẩn

hoang và cũng để phân hạng các đất ruộng đã cày cấy, trồng trọt.

Nhiều dinh điền hay đồn điền (do quân nhân khẩn trưng) có từ thế kỷ

thứ XV do các vua chúa miền Bắc chiếm lược của Chàm nay nằm trong khu
vực của họ Nguyễn được đem cấp phát cho các quan lại có công lao nhiều
nhất để làm thực ấp.

Ngoài việc điền thổ chia ra làm ba hạng, chúa Nguyễn còn lập ra một

thứ gọi là thu điền và khô thổ nghĩa là loại ruộng đất xấu nhất. Loại điền thổ
này được đặt ra để có phần công bình hơn vì liệt vào đệ tam đẳng điền vẫn
là điều oan uổng cho dân.

Công điền thì cấp cho dân cày cấy để nộp thuế, còn tư điền là ruộng

khẩn hoang được cho làm của tư.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.