Thuế Đinh – Chúa Sãi lập ra 8 hạng thuế đinh đánh vào cho dân chúng
và ngoại kiều gọi là thuế tỷ lệ nộp bằng tiền. Giá biểu kể từ hai quan đến
năm tiền. Ngoài ra còn nhiều thuế linh tinh khác như thuế gia súc, thuế
cũng giỗ, thuế chuyển vận thóc lúa (ắt hẳn các quan thâu tại chỗ rồi tải về
kho, đáng lẽ dân phải mang đến nộp tại các tỉnh chăng).
Thuế mỏ và thương chính – Tại Thuận Hóa và Quảng Nam có mỏ vàng,
Quảng Ngãi có mỏ bạc, Bố Chính có mỏ sắt. Việc khai khẩn các mỏ này đã
đem lại cho chúa một số thuế lớn.
Tàu bè ngoại quốc qua lại ở các cửa bể phải chịu thuế nhập cảng và xuất
cảng. Tỉ dụ tàu ở Thượng Hải và Quảng Đông tới phải nộp 3.000 quan, lúc
trở ra phải nộp 1/10. Tàu ở Ma Cao (của Bồ Đào Nha) và Nhật Bản nộp
4.000 quân, về 400 quan. Tàu Tiêm La ở Lã Tống đến có lẽ mua bán kém
hơn nên chỉ phải nộp 2.000 quan và 200 quan. Tàu các nước Tây phương
phải nộp gấp đôi tàu Ma Cao và Nhật Bản (8.000 quan và 800 quan). Số
thuế này chia ra làm 10 thành, nộp kho 6 thành,c òn bao nhiêu cho các quan
lại và binh lính của ty Thương Chính.
2 – Ngân Quỹ Của Nam Hà
Năm Quý Dậu (1753), đời Vũ Vương, ngân quỹ được kiểm điểm để xét
việc chi thu thì thấy có năm được hơn 338.100 quan tiền mà chi ra lại nhiều
hơn (364.400 quan). Có năm thu trên 423.300 quan, phát ra 369.400 quan.
Vàng thu được 830 lạng – Bạc thu được 240 lạng, có năm thu được 390
lạng, đó là về giáp ngân còn dung ngân thì được 2.400 lạng, có năm chỉ
được 1.800 lạng; thứ kế ngân có năm được 10.100 đồng, có khi ít hơn được
400 đồng, lại có năm chẳng được đồng nào.
3 – Binh Chế
Binh có hai loại đầu, cũng như ngoài Bắc được gọi đi quân dịch; những
trai tráng khỏe mạnh thì sung thẳng vào quân ngũ và một số được gọi dần