Chú thích:
[1] Ngày nay du khách qua vùng An Khê, cách Pleiku chừng 85 cây số,
tới thăm làng Cửu An, nơi trước kia còn phụ thuộc tỉnh Bình Định, và còn
kêu là Tây Sơn ấp. Ở đây, giữa những khu rừng âm u, hiu quạnh, đột khởi
một quả núi tục gọi là núi Chà Diêm. Vào khoảng năm 1778, ba anh em
Nguyễn Nhạc đã dựng kho thuốc súng và luyện tập quan đội tại khu vực
này.
[2] Danh hiệu Tây Sơn mà anh em ông Nhạc được mang là do nơi cư
ngụ này.
[3] Tây Sơn được gọi là Tân Nguyễn.
[4] Năm 1777 Tây Sơn chiếm được Sài Gòn, Đỗ Thành Nhân đem quân
Đông Sơn đánh chém được Tư Khấu Oai của Tây Sơn. Nhờ chiến công này
Nguyễn Ánh lại có thực lực sai Lê Văn Quân ra đánh Bình Thuận và Diên
Khánh.
[5] Vua Lê, Chúa Trịnh xuất thân ở Thanh Hóa nên chỉ tin ở đám binh sĩ
Thanh-Nghệ-Tĩnh và biệt đãi họ, do đó mà giữa quân dân đời Trung Hưng
có sự chia rẽ. Gặp biến, sự thế lại càng bi đát. Kiêu binh bỏ chạy trước và
chạy đến đâu thì dân chúng giết đến đấy. Với đám quân dân nghịch nhau
như nước với lửa, ngai vàng nghiệp chúa của Lê, Trịnh cũng đủ đổ rồi, còn
kể chi những nguyên nhân khác.
[6] Hồ Vạn Xuân tức là đầm Vạn Phúc thuộc huyện Thanh Trì, tỉnh Hà
Đông ở bên ngoài thành Thăng Long.
[7] Thời nào người đàn bà cũng đóng những vai trò hết sức quan trọng
để giải quyết những nỗi khó khăn trong tình thế đặc biệt. Ở đây người ta
mượn cái nụ cười của giai nhân để đè bẹp ngọn lửa giận của Tây Sơn có thể
đốt cháy cả Bắc hà bấy giờ.