Vũ Văn Nhậm, từ ngày diệt được Chỉnh có ý kiêu ngạo và độc đoán
khiến bọn Ngô Văn Sở và Phan Văn Lâm làm Tham Tán Quân Vụ bất
bình[1]. Nhân trước đây, Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ vốn có óc đa nghi
bởi Nhậm là con rể của vua Thái Đức nên đã dặn Sở và Lân canh chừng và
cho chia sẻ quyền hành để kiềm chế Nhậm một phần nào. Nhậm mất lòng
họ, Sở liền ngầm báo cáo về Phú Xuân rằng Nhậm có ý tự vương (Theo
Thanh Triều Sử Lược và Lê Kỷ Dã Sử). Làm đại tướng ở ngoài cõi, uy
danh lớn bao nhiêu thì dễ bị người ghen ghét bấy nhiêu rồi số phận của
Nhậm đã bị kết liễu một cách bi thảm sau đó ít ngày.
Bắc Bình Vương được mật thư của bọn Sở lập tức lên đường. Mười
ngày sau, Vương ra tới Thăng Long (Mậu Thân -1788) hồi canh tư. Vương
ập vào Tổng hành dinh giữa lúc Nhậm đang ngủ say, Vương cho võ sĩ đâm
chất Nhậm ngay trên giường.
Giải quyết xong vấn đề Vũ Văn Nhậm, Vương họp các quan văn võ của
mình và của nhà Lê để tổ chức tân chính quyền.
Nguyễn Huệ đặt bốn trấn tướng phụ trách quân sự tại Sơn Nam, Sơn
Tây, Kinh Bắc, Hải Dương là Hòa Nghĩa hầu, Lôi Quang hầu, Nguyệt
Quang hầu, và Hám Hổ hầu. Bốn võ quan khác giữ bộ Lại, Chính Ngôn hầu
giữ bộ Hộ, Ước Lễ hầu giữ bộ Lê và Lộc Tài giữ bộ Hình cũng là tay chân
của Vương từ Phú Xuân ra. Tất cả những người này đều thuộc quyền Đại tư
mã Ngô Văn Sở và thuộc cấp bộ Trung ương. Một số quan nhà Lê như Phan
Huy Ích, Ngô Thì Nhậm, Vũ Huy Tấn, Trần Bá Lãm chỉ đóng vai phụ thuộc
trong bộ máy chính quyền đời bấy giờ mà thôi. Ở cấp phủ, huyện thì Vương
cho đề cử, nghĩa là theo lối giới thiệu để có quan cai trị, tại các địa phương
gồm hai loại: Văn phân Tri và Võ phân Xuất. Còn những lại viên thuộc các
Ty thì tùy sự tuyển dụng của Ngô Văn Sở.
2 – Chiến Sự Việt Thanh