VIỆT SỬ TOÀN THƯ - Trang 620

có nhiều sáng kiến đặc biệt phát sinh ở một tinh thần cách mạng và quốc gia
rất sáng suốt và cấp tiến.

Trong việc dùng người, nhà vua biết phục thiện nghĩa là nghe ai là kẻ tài

giỏi hoặc hiền đức, nhà vua biết lấy lễ tân sư (vừa coi là khách vừa coi là
thầy) để mời tham gia việc nước. Đó là trường hợp đối xử với Nguyễn
Thiếp tức La Sơn Phu Tử, Nguyễn Đăng Trường, Ngô Thời Nhậm, Pham
Huy Ích…

Về việc học, nhà vua cho lập trường học từ ở các thôn xã trở lên, dùng

đền, chùa làm nơi giảng dạy. Các Huấn đạo được cử đến đây để khuếch
trương nền giáo dục. Dưới quyền các quan Huấn đạo là các nho sĩ lựa trong
đám người có học và có hạnh.

Khoa thi Hương được mở ra để lấy khóa sinh tú tài, hạng ưu được vào

quốc học, hạng thứ cho vào xã học.

Các ông Cống triều Lê cũng được đắc dụng, nếu chưa làm chức gì triều

đình vời ra nhận các chức Huyện quan Huấn đạo.

Các cựu nho sinh và sinh đồ phải đợi khoa thi, nếu chưa làm chức gì

triều đình vời ra nhận các chức Huyện quan hay Huấn đạo.

Các cựu nho sinh và sinh đồ phải đợi khoa thi, nếu là hạng ưu thì lấy đỗ,

hạng liệt thì bãi về xã học.

Còn loại sinh đồ mua bằng ba quan (đời Lê cần tiền đã có việc buôn

quan, bán tước, việc học hành thi cử cũng thành chuyện thương mãi nên
mất cả giá trị) thì cũng bị loại làm dân nghĩa là phải chịu những sự gánh vác
các tạp dịch như mọi người chớ không được miễn như xưa.

Đáng chú ý là việc trọng dụng chữ Nôm đã biểu lộ một tinh thần quốc

gia mãnh liệt, một ý niệm cách mạng rất thực tế của vua Quang Trung,

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.