VIỆT SỬ TOÀN THƯ - Trang 635

Hoa tộc, với Nguyễn Huệ chưa quá 7 ngày đã dẹp tan được 20 vạn quân
Thanh, ai bảo rằng dân tộc Việt Nam sẽ chẳng có phần ăn nói trên lục địa
của con cháu Hoàng đế.

Tiếc rằng Thái Tổ qua đời, sau này con cháu bất tài, đại thần tướng lĩnh

chia rẽ, nên triều đại Tây Sơn đã tàn tạ một cách bi thảm mở đường cho
triều Nguyễn nổi lên được do sự giúp đỡ của Tây phương, nhưng nửa thế kỷ
sau lại chìm đắm trong vòng lệ thuộc cũng do Tây phương mà ra.

[1] Theo C.B. Maybon.

Chú thích:

[1] Trước đây Nhậm là tướng của chúa Nguyễn, bị bại trận hồi tháng 5

năm Bính Ngọ (1786) tại Gia Định. Nhậm đã toan tự vẫn cho vẹn tiết thì
Nguyễn Huệ dụ hàng bởi Nhậm đã từng làm Tiết Chế của Nam Hà tỏ ra là
một tướng có tài. Huệ mang Nhậm về làm tả tướng rồi Nhậm được vua
Thái Đức gả con gái cho. Địa vị của Nhâm như vậy đáng kể là tốt đẹp. Sau
ít lâu anh em Tây Sơn bất hòa. Nhậm cố giữ thái độ trung lập nhưng vẫn
không quên mình là rể của Trung Ương Hoàng Đế rồi trong khi có nội biến
Nhậm đã có phen xin về Quy Nhơn triều kiến. Huệ tất nhiên không ai lại
còn đẩy ra Nghệ An rồi trao cho sứ mạng Bắc phạt để trừ Cống Chỉnh.
Nhậm thành công như ta đã thấy rồi giữ vai chủ tể tại Thăng Long giữa lúc
vua tôi nhà Lê lạc lõng bốn phương trời. Cái công lớn này càng làm cho
Huệ nghi ngại. nhất là bọn Ngô Văn SỞ phần muốn lập công, phần khó
chịu về sự độc đoán của Nhậm trước kế hoạch thôn tính Bắc Hà, thường gởi
báo cáo mật về Phú Xuân cho Bắc Bình Vương. Những báo cáo này tất
nhiên là những bản án nặng nề đối với Chế Nhậm.

[2] Trước khi quân Thanh lên đường Tôn Sĩ Nghị họp tướng sĩ đã đưa ra

tám điều quân luật.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.