VIỆT SỬ TOÀN THƯ - Trang 638

Từ giai đoạn này trở đi một ít người Hòa Lan, Bồ Đào Nha đã cho tàu

cập bến cửa Thái Bình và cửa Luộc để giao dịch với vua chúa cùng dân
chúng Bắc Hà. Họ được phép lập hiệu buôn ở Kẻ Chợ và Phố Hiến (Việt Sử
Tân Biên quyển 3 đã nói đến).

Năm 1721, viên toàn quyền Pondichéry là Pierre Lenoir phái Renault

sang Nam Hà để quan sát tình hình, và khác với Verret, ông này ít chú ý tới
Cù Lao Côn Lôn. Renault cho rằng chính trong đất liền mới có nhiều điều
đáng kể.

Vào năm 1723 công ty gặp cơn khủng hoảng và không sao tiến lên được

tới mức bình thường để duy trì các cơ sở cũ. Từ đó về sau, Công ty luôn
luôn nghĩ đến Bắc và Nam Hà, đồng thời các chuyến tàu đặc biệt thường
hay ghé vào các xứ này. Năm 1737 viên toàn quyền Pondichéry là Dumas
gửi một bản phúc trình cho ban giám đốc Công ty nói về xứ Bắc Hà. Dumas
nhận xét: “Xứ Bắc Hà đất đai phì nhiêu, khí hậu tốt lành và đặc biệt, gần
Trung Quốc có nhiều mỏ đồng và nhiều đồ gia vị”.

Rồi Dumas giao cho De la Baume, một người đã từng sống lâu năm ở

Nam Hà, khảo xét về những thổ sản của xứ này. Nhưng mọi việc đều không
đưa tới kết quả mong muốn.

Vào năm 1748, Công ty phái một nhân viên tên là Dumont tới miền

Trung, ông này mở cửa hàng ở Hội An với ý định biến cửa bể này thành
một trung tâm thương mại. Năm 1749 một người Pháp tên là Pierre le
Poivre sang Nam Hà, vào cửa Hội An, xin yết kiến chúa Nguyễn và dâng tờ
quốc thư cùng phẩm vật để tỏ tình giao hiếu của hai nước. Chúa Nguyễn
cũng đáp thư lại, thuận cho người Pháp vào thông thương và được quyền
mở thương điếm ở cửa Hội An.

Sau này những chuyến viễn du của bennelat, của giáo sĩ d’Eucarpié, của

tu sĩ Saint Phalle tới Việt Nam cũng đều có ý xem xét tình hình Việt Nam
về mọi phương diện.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.