Năm 1834, do nhiều việc quan trọng, cơ yếu, Ngài đặt ra Cơ Mật viện
lấy các đại thần vào làm nhân viên.
NĂm 1836, Ngài lập Tôn Nhân phủ. Cơ quan này trông coi mọi việc
trong họ nhà vua cho có trật tự tôn ty và cấp dưỡng cho kẻ cơ ấu, giúp đỡ
việc hiếu hỷ.
Quan chế được đặt từ Nhất Phẩm cho đến Cửu Phẩm, mỗi phẩm có 2
trật cho 2 ban văn võ, đặt các chức Tuần phủ, Bố Chính, Án sát, Lãnh
binh…ở các tỉnh (Minh Mạng thứ 20), các chức vị quan lại này còn tồn tại
đến sau này và thay thế cho chế độ Tổng Trấn, Trấn Thủ, Lưu Trấn kể từ
Minh Mạng thứ 12 theo lối nhà Thanh.
Để tránh nạn tham nhũng. Ngài phát cho quan lại hàng năm một số tiền
dưỡng liêm tùy theo đẳng cấp.
2 – Việc Học Hành Thi Cử:
Vua Minh Mạng rất chú trọng vào việc văn học để lấy nhân tài vào việc
trị nước an dân. Ngài mở Quốc Tử Giám và cấp lương bổng cho các giám
sinh.
Về tiền triều chỉ có thi Hương, sáu năm mới có một kỳ thi, nay đổi làm 3
năm một khoa, cứ năm Tý, Ngọ, Mão, Dậu thi Hương; năm Thìn, Tuất,
Sửu, Mùi thi Hội, thi Đình.
Hai khoa thi này mở ra để lấy Tiến sĩ, đến năm Minh Mạng thứ 10
(1829), nhà vua lấy thêm Phó Bảng ở những người trúng cách.
Vua Minh Mạng có một quan niệm rất sáng suốt về việc học. Ngài thấy
lối học cử nghiệp chỉ chuyên về thi phú phù phiếm để thi lấy đỗ chứ không
thể có một thực học là một lối học đi tới chỗ thấu đáo nhân tình, am hiểu
việc đời một cách thực tế để mở mang xã hội, nâng cao trình độ dân sinh.