VIỆT SỬ TOÀN THƯ - Trang 662

Cái học từ chương cử nghiệp, than ôi, đến nay vẫn còn là một điều mà trong
xã hội Việt Nam còn nhiều người hamchuộng. Kể cũng đáng buồn thay!

Ngài có lần đã nói:

“Lâu nay cái học khoa cử làm cho người ta sai lầm, Trẫm nghĩ văn

chương vốn không có quy củ nhất định, mà nay những văn cử - nghiệp chỉ
câu nệ cái hư sáo khoe khoang lẫn với nhau, biệt lập mỗi nhà một lối, nhân
phẩm cao hay thấp do tự đó. Khoa tràng lấy hay bỏ cũng do tự đó. Học như
thế thì trách nào mà nhân tài chẳng mỗi ngày một kém đi. Song tập tục đã
quen rồi, khó đổi ngay được, về sau nên dần dần đổi lại”.

Tiếc rằng biết điều này là một cái bệnh nguy hại cho sự tiến hóa của dân

tộc, Ngài muốn canh cải nhưng lại không biết canh cải ra sao. Triều thần
của Ngài lại phần nhiều chỉ là những hủ nho lạc hậu, nên không giúp đỡ
được Ngài kế hoạch nào cho quốc phú dân cường. Sự thực nếu là cái cổ học
thì cổ học không lầm bởi nó cũng rất vụ thực. Trái lại từ đời Đường cái học
vụ thực suy tàn để trở nên cái học huấn hỗ, cái học tầm chương trích cú, chỉ
lo việc khoa cử hơn là lo việc thiết yếu cho thiên hạ. Tóm lại cái học nghĩa
lý đã mất, cái học mà Trình Tử đã nói ở câu: Phong chi tác dĩ lục hợp,
quyển chitawcs thoát tăng ư mật kỳ vị vô cùng giai thực học dã (Phóng ra
thì đầy cả vũ trụ, thu vào thì náu ẩn ở thâm tâm; Ý vị của nó vô cùng xác
đáng nhưng người Tàu lầm mà ta cũng lầm theo).

Sau này Phan Tây Hồ trong bài phú Lương Ngọc Tất Danh Sơn đã phải

than dài:

- Đời chuộng văn chương, người tham khoa mục.

- Đại cô, tiểu cô, suốt tháng dùi mài.

- Ngũ ngôn, thất ngôn, quanh năm lăn lóc.

- Ngóng hơi thở của quan trường để làm văn sách.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.