năm Canh Ngọ (1870), vây quân triều đình ở đây rồi bị quan tiểu phủ Ông
Ích Khiêm bắn chết (theo lời dân chúng ở Tuyên Quang thì Ngô Côn bị bắt
và xử chém ở đây).
Chủ tướng Ngô Côn tuy không còn nữa nhưng các bộ tướng là Hoàng
Sùng Anh (hiệu cờ vàng), Lưu Vĩnh Phúc (hiệu cờ đen), Bân Văn Nhị,
Lương Văn Lợi (hiệu cờ trắng) vẫn hoạt động ở các vùng Tuyên Quang,
Thái Nguyên. Quan tổng thống quân vụ Bắc Kỳ là Đoàn Thọ lên hành binh
ở Lạng Sơn bị Tô Tứ nửa đêm hãm thành bắt được và giết đi, còn Vũ Trọng
Bình trốn thoát. Trước tình thế nghiêm trọng này triều đình vội phái Hoàng
Kế Viêm và Tôn Thất Thuyết ra cứu viện. Qua tháng Tư năm Tân Mùi
(1871) hình bộ thượng thư Lê Tuấn được phái thêm ra Bắc để tiếp ứng.
Vào tháng 11 năm ấy tại Quảng Yên, giặc Hoàng Tề thông với Tô Tứ và
giặc Tàu Ô ở ngoài bể tràn vào. Sau Tề bị quan quân bắn chết ở huyện
Thanh Lâm, tỉnh Hải Dương. Riêng quân Cờ Vàng và Cờ Đen là khó trị
hơn cả. Sau nhờ chỗ chúng đánh phá lẫn nhau, quân ta dụ được Lưu Vĩnh
Phúc cho giữ việc quản trị tỉnh Lào Cai, được thu thuế má để chống giữ với
đảng Cờ vàng ở Hà Giang. Tháng 7 năm Nhâm Thân (1872) Nguyễn Tri
Phương được cử ra Bắc làm tuyên sát đổng sức đại thần để chỉ huy việc
đánh dẹp.
Đến tháng 8 năm Ất Hợi (1875) Hoàng Sùng Anh về đóng ở làng Châu
Thượng, phủ Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Yên bị quan tán tương quân vụ bắt
được, bấy giờ mới hết hạn Cờ Vàng. Nhưng từ năm này đến năm Canh
Thìn (1880) còn nhiều đám giặc khác nổi lên nữa (giặc Trận, giặc Lý
Dương Tài). Quân Tàu và ta lại hiệp nhau đánh dẹp, sau bắt được loạn
tướng họ Lý giải về Tàu. Vì đất Bắc loạn liên miên, triều đình đặt ra chức
Tĩnh Biên phó sứ để trông coi hai đạo Lạng Giang và Đoan Hùng (thuộc
Tuyên Quang) dưới quyền Tĩnh Biên sứ Hoàng Kế Viêm.
Trong những năm cuối cùng này triều đình lo nội trị đã đủ mệt lại gặp
nhiều sự khó khăn với Pháp nữa thì rõ rệt là quá bất lực trước sự tiến triển