Vương là nhạc phụ của họ Đoàn (Tùng Thiện Vương là chú vua Tự Đức).
Hồng Bảo xét ra lại là học trò và là bạn thân của Tương An Công, em ruột
Tùng Thiện Vương nữa. Ý kiến này đã được ông Bửu Kế, tác giả bài “việc
Hồng Bảo bị truất” in trong Nguyệt San Đại HỌc số 8 ra tháng 3.1959.
Theo chúng tôi, họ Đoàn thuộc loại người ngang tàng và bất mãn với chế
độ, về phương diện này hay phương diện khác mà nổi lên, những điều mà
ông Bửu Kế nói ra có thể chỉ là nguyên nhân phụ mà thôi. Rồi do uy tín của
Tùng Thiện Vương, một số võ quan, binh sĩ vàdân chúng đã dự vào cuộc
phản nghịch của anh em họ Đoàn. Ta còn có thể nghĩ rằng chưa dễ Tùng
Thiện Vương đã là người ngoại cuộc.
Bọn họ Đoàn lấy chùa Pháp Vân làm nơi tụ họp và chế tạo binh khí.
Trong thành họ liên lạc được với Tôn Thất Cúc giữ chức hữu quân đại nội
làm vây cánh, bên ngoài họ có người ở Khiêm Lăng tuyên tuyền trong đám
quân, dân kiến thiết nơi này qua hai câu:
Vạn Niên là vạn niên nào?
Thành xây xương lính, hào đào máu dân
Rồi ngày 8 tháng 9 năm Bính Dần, vào lúc canh ba nhóm phản nghịch
kéo đến Khiêm Lăng bắt thống chế Nguyễn Văn Xa và các quan chức phụ
trách việc xây Vạn Niên Cơ. Họ tuyên bố bãi bỏ công tác xây lăng, hô hào
dân chúng về kinh thành hạ bệ đương kim hoàng đế và lập Đinh Đạo lên
làm vua. Ai trái lệnh sẽ xử tử ngay tại chỗ.
Được một số người tham dự thêm nên đoàn quân của Đoàn Trưng lên
tới chừng một ngàn, họ mang gươm, giáo, đùi, gậy và cả chày giã vôi[2] rồi
do cửa Nam họ kéo vào Ngọ Môn cướp thêm khí giới ở các kho Cẩm Y và
Kim Ngô. Tôn Thất Cúc có mặt ở đây liền gia nhập đám phiến loạn. Thấy
động, phó vệ úy Nguyễn Thanh và phó chỉ huy sứ Phạm Viết Trang đóng
cửa chống nhau với giặc. Lúc này nhà vua nằm cách chỗ quân phiến loạn
đang phá phách chỉ một bức tường. Chưởng vệ Hồ Oai xông ra hăng hái