muộn. Ngoài ra, biến cố có ảnh hưởng tai hại nhất cho Việt Nam là sự thất
bại chính trị và quân sự của Trung Quốc vào cuối thế kỷ XIX sau trận chiến
tranh nha phiến. Lần lần nhà Thanh ký các Nam Kinh Điều Ước, Trung-
Mỹ, Trung-Pháp Điều Ước ký ngày 3-7-1844, 23-10-1884. Mười năm sau
nữa Pháp mới cương quyết xâm chiếm Việt Nam. Một mặt Pháp bấy giờ đã
có hoàn cảnh thuận tiện để xuất binh, mặt khác Pháp cho rằng nếu quân đội
Pháp không gấp bước vào Việt Nam, có thể Anh sẽ đến Việt Nam trước.
Thêm vào đó, một nguyên nhân nữa là chuyện nước Tàu vốn là “thiên
triều” đối với Việt Nam còn bại trận thì Việt Nam nước nhỏ dân thưa dại gì
mà chẳng thôn tính. Nếu như trong khoảng thời gian Pháp còn lúng túng
với nội bộ cùng với liệt cường, vua chúa Việt Nam sớm có một chính sách
đối ngoại khôn khéo, am hiểu thuật phú quốc cường binh thì chúng ta đâu
phải viết những trang quốc sử bằng máu và nước mắt vào hạ bán thế kỷ
XIX. Tiếng súng của trung tướng Rigault de Gnouilly và đại tá Lapierre vào
mua thu năm Đinh Vị (1847), tiếc thay chưa đủ là một cảnh cáo cho cái
triều đình hôn ám của vua Thiệu Trị.
2 – Đặc Phái Viên Pháp De Montigny Đến Việt Nam
De Montigny là lãnh sự Pháp ở Thượng Hải, tháng 11-1855 được đặc ủy
từ Pháp sang Đông Nam Á bằng đủ mọi cách để thiết lập các cơ sở chính trị
và thương mại cho nước Pháp. Bấy giờ Pháp nhằm vào Tiêm La, Cao Miên
và Việt Nam. Dĩ nhiên Việt Nam được chú trọng hơn cả.
Sau khi nhân danh hoàng đế Nã Phá Luân đệ tam ký xong với triều đình
Tiêm La một hiệp ước chấp thuận cho Pháp được vào tự do buôn bán, giảng
đạo, nghiên cứu khoa học, đặt đại diện ngoại giao, mua các bất động sản,
De Montigny qua Cao Miên vào tháng 10-1856. Tại đây sứ giả Pháp cũng
có một công tác tương tự nhưng bị Tiêm ngăn trở bởi Tiêm vẫn muốn giành
độc quyền ảnh hưởng chính trị tại xứ Chùa Tháp (còn nếu Tiêm ký gấp với
Pháp chỉ là kéo Pháp về phe mình cho có uy thế để khỏi bị Anh hiếp chế).
Bị người Tiêm để ý, quốc vương Miên không dám ra mặt thân Pháp, rồi