Kết quả của những sự lôi thôi trên đây là các việc giết đạo càng mạnh,
càng gay gắt hơn bao giờ hết. Khắp trong nước, chỗ nào cũng có những vụ
giết giáo dân, đốt nhà giáo dân và giáo đường. Một giám mục Tây Ban Nha
là Diaz bị bắt và bị chém vào ngày 20-7-1857 tại Bắc Kỳ. Tin này bay về
Paris, các nơi chính quyền nhao nhao lên tiếng, đòi phải đem quân lực sang
đối phó thẳng tay với Việt Nam. Giám mục Pellerin và Huc được cử qua
Việt Nam xét tình trạng của việc truyền giáo để về trần thuật tỉ mỉ các việc
xảy ra. Rồi ngày 4-11-1857 trung tương RIgault de Genouilly đang coi căn
cứ hải quân Pháp ở Viễn Đông được lệnh mở ngay một cuộc thị uy mãnh
liệt tại các vùng duyên hải Việt Nam. Nhưng bấy giờ nước Pháp đang đánh
nhau với nhà Thanh nên ngày 31-8 năm sau tất cả hạm đội Pháp gồm 14
chiến thuyền và một tàu Tây Ban Nha mới kéo xuống được bờ biển Việt
Nam. Ngày 1-9 Pháp gửi tối hậu thư cho các nhà cầm quyền ở Tourane,
buộc phải nộp hết cả đồn ải và định giờ cho quan Việt Nam trả lời. Quá thời
hạn, Pháp nổ súng, Việt Nam chống lại, nhưng nửa giờ sau bên Việt Nam
ngừng bắn. Chỉ hai hôm cửa Đông và cửa Tây thành Đà Nẵng bị Pháp uy
hiếp nặng nề, triều đình Huế cử Đào Trí và Trần Hoằng là tổng đốc Nam-
Ngãi ra chống cự. Hai ông tới Đà Nẵng thì hai đồn An Hải và Tồn Hải đã
thất thủ. Hữu quân Lê Đình Lý làm đô thống ra sau để tiếp ứng cho quân
Nam Ngãi với một bộ đội 2000 người. Quân của Lý xô xát kịch liệt với
quân Pháp ở Cẩm Lệ. Lý bị đạn được mấy hôm thì chết. Trước sức mạnh
của Pháp, triều đình lại cử luôn Nguyễn Tri Phương làm đô thống và Chu
Phúc Minh làm đề đốc hợp lại tăng cường cho lực lượng của Đào Trí. Rồi
Nguyễn Tri Phương lập đồn Liên Trì, đắp lũy từ Hải Châu đến Phúc Ninh,
cố ngăn bước tiến của Pháp-Tây. Rigult de Genouilly thấy quân Việt ở đây
đồi dào tinh thần chiến đấu, lại có người cho tin 10000 quân Việt sắp từ
Huế kéo vào nên ngừng lại. Và y cũng ngần ngại một phần nữa vì không
thuộc đường giao thông từ Đà Nẵng ra Huế về mặt bộ. Bấy giờ là mùa
Đông, tiến quân bằng hải đạo thì ngược gió, binh đội lại bị dịch tả. Viên
trung tướng này còn thất vọng thêm ở chỗ không thấy có giáo dân nổi lên
hưởng ứng nên đã kỳ kèo giám mục Pellerin vì trước đây giám mục đã đoan
quyết như vậy. Lúc này giám mục cũng theo quân đội và có mặt trên chiếc