giám mục Michel chỉ mới thu xếp được một bức thư, trong đó vua Nặc Ông
Tôn gửi Napoléon đệ tam xin Pháp che chở nước Miên. Tóm lại, với Cao
Miên, De Montigny thâu lượm được gì.
Cuối tháng 10 ông tới Tourane bằng tàu Le Marceau. Đến trước tàu của
viên đặc ủy này là chiếc Catinat vào ngày 16-9-1856. Thuyền trưởng của
tàu Catinat là Le Liieur nói cho các quan Việt Nam ở Tourane biết có một
bức thư đệ lên nhà vua do đặc ủy của Pháp mang đến. Và chỉ vài ngày nữa
viên đặc ủy sẽ có mặt ở đây. Quan ta tiếp thư và bảo Le Lieur chờ hồi âm.
Nhưng bức thư của De Montigny được mở ra coi rồi lại đem trả lại trên bãi
biển. Le Lieur liền tuyên bố rằng việc quăng bức thư của nước Pháp trên bãi
biển là cả một sự nhục mạ, và như vậy việt Nam đã tuyên chiến với Pháp.
Mấy ngày sau viên thuyền trưởng này thấy quân đội ở các hải đồn có phần
hoạt động khác thường liền cho đổ bộ 50 tên lính và bắn vài phát đại bác
vào đồn chính của ta. Đội quân đổ bộ của Pháp hạ được cổng đồn, quân ta
bỏ chạy và bị bắt khoảng 40 người. Pháp hạ được thành Đà Nẵng, thu được
45 khẩu đại bác và một số thuốc súng rất lớn. Hôm sau quan ta trở lại triều
đình, Le Lieur bảo phải đợi viên đặc ủy tới vì ông này mới đủ thẩm quyền
nói chuyện với nhà cầm quyền Việt Nam. Nhưng De Montigny không lên
Đà Nẵngmà đi thẳng qua Hồng Kông. Đến ngày 23-1-1857 De Montigny
mới trở lại. Hai bên nói chuyện, De Montigny đưa ra việc xin tự do buôn
bán, đặt lãnh sự ở Huế, đặt một thương điếm ở Tourane và việc truyền giáo.
Triều đình Huế đều từ chối hết.
Cuộc thương thuyết thất bại. Trước khi rút lui De Montigny đã để lại
cho sứ thần của vua Tự Đức một văn kiện nói rằng ông ta sẽ phải đệ trình
với hoàng đế nước Pháp rằng vua Việt Nam đã khước từ ký kết với nước
Pháp một hiệp ước trên những căn bản và hình thức đã được các nước văn
minh công nhận và nếu vua Việt Nam cứ giết đạo, cứ ngược đãi người
Pháp, nếu nước Pháp phải trừng phạt thì đó là tại triều đình Việt Nam.