VIỆT SỬ TOÀN THƯ - Trang 715

Việt Nam biết dù muốn dù không y vẫn sẽ thi hành mệnh lệnh của Súy Phủ
Sài Gòn.

Sáng hôm 15-10 năm Quí Dậu (1873) đại bác Pháp đã khạc đạn như

mưa vào thành Hà Nội. Ông Nguyễn Tri Phương cùng con là phò mã
Nguyễn Lâm lên thành thúc quân giữ Đông và cửa Nam. Hỏa lực của Pháp
quá mạnh, chưa nói tới giờ đồng hồ thì phò mã Nguyễn Lâm tử trận. Ông
Nguyễn Tri Phương bị thương nặng cùng quan Khâm sai Phan Đình Bình bị
bắt xuống tàu. Ông Nguyễn Tri Phương uất giận không chịu cho băng bó
vết thương lại cương quyết chịu đói mà chết.

Xuất thân là một đại điền, làm quan từ đời Minh Mệnh trải qua ba triều

vua, nhà cửa thanh bạch ông Nguyễn Tri Phương thật là một ông quan hết
lòng vì nước, vì dân, hy sinh cả toàn gia cho xứ sở thật đáng làm gương
sáng cho người đời trước cũng như đời sau vậy.

Còn quân Pháp hạ được thành Hà Nội liền đánh dấn vào các tỉnh Nam

Đinh, Phủ Lý, Ninh Bình, Hải Dương và tuy họ chỉ có một nhóm cỏn con
mà đi đến đâu quân dân Việt Nam cũng bỏ chạy tán loạn. Hautefeuille và 7
tên lính hạ được thành Ninh Bình và chỉ trong 20 ngày Pháp hạ được 4 tỉnh
Trung Châu Bắc Ký. Cái hào khí của con cháu Lý Thường Kiệt, Trần Hưng
Đạo đánh Tống diệt Nguyên thảm bại đến thế là cùng…mà cũng vì đâu?

3 – Hòa Ước Giáp Tuất (15-3-1874)

Nghe tin Thăng Long và bốn tỉnh miền Trung Châu thất thủ vua Tự Đức

liền cử ba ông Trần Đình Túc, Nguyễn Trọng Hợp và Trương Gia Hội ra
điều đình ở Hà Nội; các ông Lê Tuấn làm Khâm mạng toàn quyền, Nguyễn
Văn Tường làm phó vào Sài Gòn thương thuyết về biến cố vừa xảy ra ở
Bắc Kỳ. Hoàng Kế Viêm lãnh chức Tiết Chế Quân Vụ để đối phó về mặt
quân sự. Viêm được chủ tướng Cờ Đen là Lưu Vĩnh Phúc giúp đỡ trong
việc chống Pháp.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.