sự phiền phức vì triều đình ta đã có lệnh tránh sự lôi thôi với Pháp. Dẫu sao
quan ta vẫn phải bắt hai tên khách Quan Ta Đình và Bành Lợi Ký do
Dupuis mang sang Việt Nam, vì bọn này chở Muối và Gạo lên Vân Nam
không có sự thỏa thuận của chính quyền. Dupuis trả thù cho bắt Quan
huyện Thọ Xương và quan Phòng Thành Hà Nội đem xuống giam dưới tàu.
Tóm lại bên ta cố tránh sự bất hòa, Dupuis cố tình gây sự. Sau triều đình sai
quan Tham Trí Bộ Binh là Phan ĐìnhBình làm Khâm Phái ra thu xếp việc
này. Ông Nguyễn Tri Phương liền mời Dupuis đến nói chuyện tại hội quan
Quảng Đông cho hay rằng việc giao thiệp giữa nước Pháp và Việt Nam đã
minh định trong Hòa Ước năm Giáp Tuất (1862), việc chở Muối và Gạo đi
Vân Nam là trái với hòa ước và luật bản quốc. Dupuis không chịu, cãi rằng
y chỉ biết theo lệnh quan Tàu là đủ, rồi đứng dậy ra về. Sau triều đình phải
giao cho sứ đoàn Nguyễn Tăng Doãn, Lê Tuấn và Nguyễn Văn Tường có
nhiệm vụ vào Sài Gòn thương nghị việc ba tỉnh miền Tây, nhân thể yêu cầu
Súy Phủ giải quyết việc Dupuis cho yên. Từ lâu Đô Đốc Dupré chỉ mong có
cơ hội này, ông ta liền điện về Ba Lê rằng: “Việc Jean Dupuis đã thành
công, cần chiếm Bắc Việt để mở đường thông thương sang Tàu…không cần
viện binh, xin cho tự tiện nếu hỏng việc chịu lỗi”.
Dupré lại cho Đại Úy Francis Farnier mang hai pháo thuyền 170 thủy
binh và thủy quân lục chiến ra Hà Nội ghé qua Tourane vào ngày 15-10-
1973, gửi cho triều đình Huế một bức thư trách cứ về việc dân công giáo bị
ngược đãi ở Bắc Kỳ, ngỏ ý rằng Việt Nam không thể đóng cửa sông Hồng
Hà là con đường duy nhất để giao thương với các tình miền Hoa Nam và
Đại Úy Francis Garnier phải ở lại Hà Nội để giải quyết vụ này cho xong…”
Rõ rệt là lời nói của kẻ cả và về phía người Pháp, quân dân đều hiểu vừa
đây họ hợp sức với Anh bắt nạt được cả Tàu là thượng quốc đối với Việt
Nam thì họ còn ngại gì vua tôi Việt Nam ta nữa.
2 – Pháp Quân Đánh Bắc Kỳ Lần Thứ Nhất