4 – Thành Hà Nội Bị Hạ Lần Thứ Hai
Sau 10 năm mắc míu vào chiến tranh với Phổ, Pháp mới được rảnh trí để
nghĩ đến vấn đề Việt Nam. Chủ trương của Pháp, dĩ nhiêm sớm muộn cũng
phải chiếm hết nước này cho kỳ được. Nhưng Pháp đình ở xa ít am hiểu
tình thế, nên tuy thường nhận được báo cáo của phái quân nhân thực dân,
các quyết định của Thượng, Hạ nghị viên vẫn có nhiều dè dặt. Đến Súy Phủ
Sài Gòn có mặt ở đây đã 20 năm rất rõ nội tính Á Châu nói chung và Tàu
cùng Việt Nam nói riêng, cũng nhiều khi lúng túng, rồi khi thì Pháp đình do
dự, khi Súy Phủ ngần ngại, luôn luôn kẻ không muốn còn các quân nhân
thực dân (F. Garnier, H. Rivière…) thì lại quá ham việc xâm chiếm nước
này. Sự thực những tướng lãnh vẫn có lý bởi tình trạng nước ta bây giờ quá
hèn kém, chính quyền với một ông vua chỉ ham ngâm vịnh, đám nho thần
hủ bại chẳng biết tính trước, lo sau, quyền biến chậm chạp lúng túng như
cho tay vào bị thì đuổi sao kịp sự tiến triển của thời cuộc.
Vì những điều sở đoản đó cuộc bại vong của Việt Nam đến ngày càng
gấp, đáng lẽ trong thời gian 10 năm chiến tranh Pháp Phổ khai diễn, triều
đình ta phải có người tài định ra kế phù nguy cứu khổ thì chưa dễ hòa ước
Patenôtre (ký năm 1884) đã ra đời. Xin kể sơ ra đây những điều vụng về và
bất lực của mấy triều vua đời Nguyễn Sơn nhất là triều Tự Đức:
1) Việc cấm đạo, giết đạo trên quan điểm của Việt Nam là một việc hợp
lý, nhưng không hợp thời, nên đã giúp cho Pháp một duyên cớ dùng võ lực
can thiệt vào nội tình Việt Nam.
2) Lại vào Trung Quốc mà không rõ thực lực của họ đang suy bại, vẫn
cứ tiếp tục cuộc bang giao với Tàu, xin Tàu mang quân sang dẹp giặc hộ
(1878-1879) là trái với chiến lược ngoại giao đã thừa nhận với Pháp. Đây
cũng là cớ để cho Pháp thôn tính nốt những phần đất còn lại của Việt Nam,
đành rằng nếu chẳng có cớ này Pháp vẫn có cớ khác.