VIỆT SỬ TOÀN THƯ - Trang 720

Thấy tình thế có vẻ đáng ngại, Hoàng Diệu liền cho mời quan Tiết chế

quân vụ Hoàng Kế Viêm và Lưu Vĩnh Phúc ở Sơn Tây về đóng gần phủ
Hoài Đức. Cánh quân này có độ 1.000 người, trong thành có 2.000 quân và
100 tướng ta. Kể về lượng thì Việt Nam hơn Pháp nhưng chiến cụ thô sơ,
quân lính lại kém phần tinh nhuệ. Về phía quân Pháp, họ cũng sửa soạn tấn
công.

Ngày 17 tháng Tư Dương Lịch, Henri Rivière báo tin cho Ba Lê biết sẽ

hạ thành Hà Nội. Việc chiếm Sơn Tây, Bắc Ninh, Nam Định cũng đã chuẩn
bị. Ông ra lệnh cho đội thủy quân ở Hải Phòng và ngoài vịnh Hạ Long kéo
lên, gồm có các chiến hạm Hamelin. Drac và Perseval trên có 14 khẩu đại
bác và 390 người, các tuần giang hạm Fanfare, Massue, Carabine trên có
hai đại bác và ngót 30 người ở mỗi chiếc.

Năm giờ sáng ngày mồng 8 tháng 3 năm Nhâm Ngọ viên thông ngôn

của Đại tá Henri Rivière tên là Phong được lệnh đem tối hậu thư cho Tổng
Đốc Hoàng Diệu. Bức tối hậu thư này do Phong dịch ra, Hán Văn từ hôm
trước, trong đó có 3 điều như sau:

1) Phải nộp thành cho quân Pháp.

2) Các quan Việt Nam phải tới nộp mình tại lãnh sự quân Pháp.

3) Việc cai trị sẽ không thay đổi.

Nếu không tuân, đúng 8 giờ sáng quân Pháp sẽ đánh thành.

Thật là những điều kiện quá ngặt nghèo và khắt khe. Henri Rivière cũng

như nhiều quân nhân khác còn lạ gì những người đại diện triều đình Huế sẽ
từ chối việc thi hành ý muốn của hắn. Trước đây ngoài 20 năm, khi mất
thành, Phan Thanh Giản đã uống thuốc độc tự sát (mất lục tỉnh và nội thành
Sài Gòn cho Pháp). Mười năm qua, Tổng Đốc Nguyễn Tri Phương thua
Francis Garnier tại Thăng Long cũng quyết tâm không ham sống. Giờ đây
cũng một nhân vật đường đường đại diện cho triều đình, biểu dương cho

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.