VIỆT SỬ TOÀN THƯ - Trang 763

thượng du, Pháp lập ra các Đạo do các võ quan Pháp cai trị và Tù trưởng
địa phương mang chức Quản đạo.

Trên các Công sứ có viên Thống sứ (ở Bắc kỳ) và Khâm sứ (ở Trung

kỳ). Trước đây, Pháp đặt chức Kinh lược người Việt để trông coi toàn xứ,
nhuwg từ năm 1897, Pháp bão Nha Kinh lược để cho người của họ nắm hết
mọi quyền hành và cũng vào năm 1897 Pháp lập ra một Nghị viện có tính
cách tư vấn như ở Nam kỳ. Người có sáng kiến này là Toàn quyền Paul
Bert. Nhân viên của Nghị viện do các tỉnh bầu ra để họp với Thống sứ hay
Khâm sứ mỗi năm một đôi lần. Bắc kỳ cũng có Phòng thương mại đặt tại
Hà Nội và Hải Phòng và một Phòng canh nông. Hai thành phố này, trên
Pháp lý đã nhượng đứt cho Pháp cũng như Đà Nẵng ở Trung kỳ, có chức
Đốc lý đứng đầu và có một hội đồng gọi là Hội đồng thành phố để xem xét
các việc cai trị.

c) Việc cai trị ở Trung kỳ

Tại Trung kỳ, trên có vua và triều đình nhưng chỉ là hư vị mà thôi. Nếu

người Pháp thi hành đúng đắn tinh thần Hòa ước năm 1884 thì vua của ta
chưa mất hết quyền hành, nhưng từ giai đoạn này, những người ra làm quan
thường là những phần tử hoạt đầu hay thân Pháp hoặc là tay sai của Pháp,
có công lao với Pháp trong việc bình định nước ta trước đây thì còn ai là
người tranh đấu cho mọi vấn đề quyền lợi của đồng bào nhất là ở Trung kỳ,
chính ra Pháp chỉ có tểh đặt chức Khâm sứ để quyết định mọi việc bang
giao và kiểm soát việc thi hành hòa ước bảo hộ mà thôi, còn việc cai trị các
tỉn thuộc các quan ta, trừ việc thương chính, công chính hay một vài cơ sở
có tính cách chuyên môn mới phải dùng đến các kỹ sư Pháp. Nhưng đến
triều Thành Thái thì Pháp đã dùng áp lực để đặt bộ máy thống trị như ở Bắc
kỳ.

Chú thích:

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.