chức Pháp bổ đến giữ việc cai trị. Còn ở tại tỉnh lỵ, ngoài viên tham biện
người Pháp và một vài công chức Pháp làm phụ tá, giữ kế toán, có một số
công chức người Việt là các Đốc phủ sứ, Phủ, Huyện, Thông ngôn, Thư lại.
Một Hội đồng dân biểu hàng tỉnh hay hàng quận mỗi năm họp với viên
Tham biện để định ngân sách và mọi vấn đề linh tinh trong tỉnh.
Viên Thống đốc ngụ ở Sài Gòn có trách nhiệm về việc cai trị toàn xứ,
điều khiển các quan cai trị các tỉnh và các cơ sở chuyên môn (Thương
chính, Bưu điện, Công chánh, Học chính,…) lại được một Hội đồng tư vấn,
Hội đồng tư pháp, Hội đồng quản hạt giúp đỡ và biểu quyết ngân sách toàn
sứ hàng năm.
Thêm vào, có Phòng thương mại, Phòng canh nông gồm các hội viên
Pháp, Việt, cử ra một đại diện tại Nghị viện Pháp. Riêng Sài Gòn, Chợ Lớn,
có một Hội đồng thành phố, hội viên cũng vừa là Pháp, vừa là Việt. Các hội
viên này bầu ra một viên Đốc lý để điều khiển guồng máy cai trị ở Sài Gòn,
còn ở Chợ Lớn thì có một công chức khác do phủ Thống đốc bổ nhiệm.
b) Việc cai trị ở Bắc kỳ
Ở đây, nền hành chánh không trực tiếp với Pháp nhiều như ở Nam kỳ.
Đứng đầu phủ là huyện, có các quan Tri phủ, Tri huyện, buổi đầu tuyển lựa
trong các người khoa mục nho học (Tú tài hay Cử nhân) sau chính phủ
Pháp lập ra trường Hậu bổ cùng trường Luật để lấy người tân học ra làm
quan. Giúp việc họ có một văn phòng có Thông phán hay Đề lại giúp việc.
Phụ tá có hai viên thông lại và một ít lính lệ. Năm bảy phủ, huyện hợp lại
thành một tỉnh, đặt dưới quyền một viên Tuần phủ. Ở tỉnh lớn gồm nhiều
phủ, huyện hơn thì có Tổng đốc (Bắc Ninh, Thái Bình, Nam Định). Bên
cạnh viên Tuần phủ hay Tổng đốc có một quan Án (Án sát) và một quan
Đốc học, các vị này đều thuộc quyền một viên Công sứ Pháp là chủ tỉnh.
Tại mỗi tỉnh Bắc kỳ cũng có một hội đồng hàng tỉnh như ở Nam kỳ, thành
phần của hội đồng toàn là người Việt có nhiệm vụ giúp ý kiến cho viên
Công sứ Pháp về mọi vấn đề cai trị trong tỉnh. Ở các miền biên giới và