Ngày 17 tháng 5 năm 1918, các ông Trần Cao Vân, Thái Phiên, Phạm
Hữu Khánh và hai tên thị vệ bị đem ra chém tại An Hòa, còn vua Duy Tân
sau 10 ngày bị nhốt ở đồn Mang Cá, Pháp liền đưa Ngài sang đảo Réunion
ở Phi Châu.
Cuộc cách mạng của Phong Kiến lại một phen nữa đổ nhiều xương máu
và vô cùng uổng phí. Rồi từ đó gọng kìm đế quốc lại xiết chặt hơn bao giờ
hết vào giới quan liêu và trí thức Việt Nam.
5 – Cuộc Bảo Hộ Của Nước Pháp
Vua Duy Tân rời khỏi nước thì ông hoàng Bửu Bảo, con vua Đồng
Khánh lên ngôi, lấy niên hiệu là Khải Định vào năm 1916. Vua Khải Định
trị vì đến năm 1925 thì mất vào ngày 6-11-1925.
Ngày 8-1-1926, hoàng tử Vĩnh Thụy được tôn lập, lấy niên hiệu là Bảo
Đại. Vĩnh Thụy bấy giờ mới lên 9 tuổi. Khi vua cha còn sống, Vĩnh Thụy
được gửi sang Ba Lê du học vào tháng 3 -1922.
Mặc dầu Vĩnh Thụy đã lên ngôi nhưng vẫn còn ít tuổi nên phải trở qua
Pháp tiếp tục việc học. Ở nước nhà, Pháp đặt Tôn Thất Hân làm phụ chánh
thay Bảo Đại điều khiển triều đình. Năm 1932, Bảo Đại mới thật sự ở ngôi
cho tới trung tuần tháng 8 năm 1945. Ông vua thứ 13 này của Nguyễn triều
do cao trào cách mạng mùa thu đã bị đẩy ra khỏi sân khấu chính trị Việt
Nam, để nhường địa vị cho chính phủ Hồ Chí Minh. Lúc này, chính quyền
Pháp đã bị quân phiệt Nhật thủ tiêu sau cuộc đảo chính 9-3-1945 (sẽ được
nói tới dưới đây).
Thuở sinh tiền, vua Khải Định không để lại được điều gì đáng kể cho
quốc dân vì công việc của nước nhà hoàn toàn do người Pháp sắp đặt và
định đoạt. Vua Khải Định không hơn không kém, chỉ là một ông vua bù
nhìn. Đến vua Bảo Đại, tình thế cũng chẳng sáng sủa gì hơn. Hai vị hoàng
đế này chỉ là công chức ăn lương của Pháp để ký vào sắc dụ cho người