giờ đã định, dân chúng kéo đến các điểm đã hẹn. Đội lính khố xanh ở Nghĩa
Hành do đội Luân, cai Xứ chỉ huy cũng kéo đến cách thành hai cây só, nấp
vào một chỗ nhưng đợi mãi không thấy, đành phải rút về. Mấy ngày sau đó,
nhiều người bị khám nhà, bị bắt và bị tra tấn. Cả thảy, 14 người bị chém,
trong đó có Lê Ngưng. Hơn 200 bị án khổ sai, đày đi Côn Lôn và Lao Bảo.
Ở Quảng Nam, đảng cũng bị vỡ lở trước ngày bạo động. Nguyễn Đĩnh
phản đảng, đem giấy má sổ sách báo cho người Pháp, Đĩnh người An Quán,
trước làm tuần phủ. Vì vậy ở Hội An, y sĩ Lê Đình Dương bị bắt đưa vào
Nam rồi lên Ban Mê Thuột. Ở Đà Nẵng, Phan Thanh Tài bị xét nhà. Tài
trốn thoát nhưng sau bị bắt và bị chém vào ngày mồng 9 tháng 6 năm 1916.
Một số khí giới và quần áo sắm cho dân quân bị tịch thu. Cuộc bạo động ở
Hội An và Đà Nẵng vì vậy cũng thất bại.
Người Pháp canh phòng rất ráo riết. Riêng ở Tam Kỳ, phó đảng chỉ huy
dân quân đến vây phủ và giết chết viên đại úy người Pháp. Hôm sau, quân
cách mạng bị dẹp tan. Kết quả hơn một trăm cái an chém và một số đông bị
đày đi Lao Bảo và Côn Lôn.
Ở Huế, tòa Khâm được tin có biến cuộc vội ra lệnh đề phòng gắt gao.
Tuy vậy đối với Nam triều, họ vẫn giữ bí mật, ngày mồng một, KHâm sứ
Charles ban hành mật lệnh giới nghiêm. Trần Cao Vân và Thái Phiên chẳng
hay gì cả. Đêm mồng 1 rạng ngày mồng 2 tháng 4 năm Duy Tân thứ mười
(3 tháng 5 năm 1916) hai ông cùng đội Xiêm, tức Nguyễn Quang Xiêu đến
cửa Hòa Bình để đón vua Duy Tân, nhà vua lẫn ra khỏi thành không may
lại gặp tên mật thám Nguyễn Văn Trứ làm thông phán tòa Khâm. Liền đó
vua bị lính đuổi theo, túng thế, nhà vua phải gói ấn bỏ lại trên cầu Tràng
Tiền rồi đánh lừa quân lính mà theo Thái Phiên và Trần Cao Vân lẩn trốn.
Tòa Khâm phái Phan Đình Khôi mang quân đi tầm nả, bắt được Thái Phiên
ở chùa Thiên Mụ, đưa về Huế và nhốt vào đồn Mang Cá.
Trần Cao Vân cũng bị bắt ở làng Hà Trung thuộc huyện Phú Lộc (Huế).