đảng pháo và quan trọng hơn cả là Việt Nam Quốc Dân Đảng và Đại Việt
Quốc Xã của các ông Nhượng Tống, Nguyễn Ngọc Sơn, Nguyễn Văn
Tiếu… và Mặt Trận Việt Minh do các lãnh tụ Đông Dương Công Sản Đảng
là Hồ Chí Minh, Võ Nguyên Giáp điều khiển. Dân chúng hướng cả về các
lực lượng vàtrong khi Việt nam là cái nhà bỏ ngỏ, dĩ nhiên ai vào trước thì
người ấy làm chủ. Việt Minh có nhiều kỹ thuật cách mạng và thủ đoạn sâu
sắc, đã đi bước trước sau khi tổ chức được nhiều cuộc biểu tình cổ động
quần chúng từ ngày 15 tháng 8 năm 1945 đến ngày 19 tháng 8 năm
1945,nắm được hậu thuẫn của các tầng lớp quần chúng.
Ngày 25 tháng 8, vua Bảo Đại thoái vị, chính phủ Trần Trọng Kim bị
giải tán và một chính phủ lâm thời do ông Hồ Chí Minh làm chủ tịch, ra
mắt quốc dân ngày 2 tháng 9. Vài tuần sau, quân đội Trung Hoa lấy danh
nghĩa, tiếp phòng quân của Đồng Minh sang giải giáp và hồi hương quân
đội Nhật, chiếm đóng từ Bắc Việt vào đến vĩ tuyến 16 (Tourane). Cũng
trong dịp này, quân đội hoàng gia Anh Ấn đổ bộ ở Nam Việt. Đó là cả một
sự khó khăn cho chính phủ Hồ Chí Minh vì quân đội Trung Hoa khi ấy đã
giúp nhiều cho các yếu nhân Quốc Dân Đảng và Việt Nam Cách Mệnh
Đồng Minh Hội (Vũ Hồng Khanh, Nguyễn Hải Thần, Nguyễn Tường Tam)
trở về nước và ra mặt ủng hộ các đảng phái quốc gia. Cuộc xung đột giữa
hai ông Hồ Chí Minh và Nguyễn Hải Thần rất kịch liệt, bằng báo chí, bằng
những cuộc xô xát đẫm máu…Quân đội Trung Hoa giúp VNQĐD, chiếm
cứ nhiều tỉnh ở Bắc Việt đã từng nhiều phen làm nao núng Mặt Trận Việt
Minh. Sau này, tướng Tiêu Văn đứng ra hòa giải đôi bên để lập một chính
phủ Quốc gia Liên hiệp, trong đó có ông Nguyễn Hải Thần được cử làm
phó chủ tịch, Nguyễn Tường Tam làm Bộ Trưởng Ngoại Giao, Trương
Đình Tri làm Bộ Trưởng Y Tế, Chu Bá Phương coi Bộ Kinh Tế. Trong
quốc hội, VNQĐD (kể cả Đồng Minh Hội) giữ 70 ghế. Nhưng đây chỉ là
một cuộc họp bất đắc dĩ về phía Việt Minh để Hiệp định Sơ bộ 6-3-1946
thành hình. Ông Nguyễn Hải Thần cùng một số lãnh tụ quốc gia lại phải rút
sang tàu vì không đồng ý với tinh thần Hiệp định kể trên.