VIỆT SỬ TOÀN THƯ - Trang 778

động phái đoàn ở Fontainebleau. Ngày 14 tháng 8, phái đoàn này rũ áo
đứng dậy sau một tuần lễ tranh đấu gay go. Lập trường của Pháp bấy giờ là
thiết lập Liên Bang Đông Dương, chế độ này có thể kiềm chế sự phát triển
mọi khả năng dân tộc của các nước hội viên về chính trị, kinh tế cũng như
ngoại giao và đối với Liên Bang Đông Dương, Pháp giữ vai trò chủ tịch và
nắm giữ mọi ưu thế.

Phái đoàn về nước. Ông Hồ Chí Minh ở lại Pháp để thu xếp công việc

một lần nữa. Ngày 14 tháng 9 năm 1946, ông ký với Marius Moutet một
tạm ước, trong đó có sự xác định của bang giao đã ghi trên hiệp định 6-3 và
còn thỏa thuận với nhau sẽ mở cuộc đàm phán đầy đủ hơn vào tháng giêng
năm sau (1947). Nhưng đến 8 giờ tối ngày 19 tháng 12 năm 1946 thì cuộc
giao thiệp Việt Pháp đã nhường lời cho chiến xa, phi cơ và đại bác.

4 – Lá Bài Bảo Đại và Hiệp Định Hạ Long

Cuộc xung đột Việt Pháp xảy ra đêm 19-12-1946 đã kéo dài đến tháng

9-1947 mà vẫn chẳng có sự thắng bại về bên nào hết. Pháp xoay ra dùng
chính trị để giải quyết vấn đề Việt Nam. Ông Bollaert, đại diện Pháp, đọc
tại Hà Đông một bài diễn văn kêu gọi sự ngưng chiến thêm một phen nữa,
nhưng vô hiệu quả.

Các chính khách tại Ba Lê liền quay sang phía quốc gia Việt Nam và mở

cuộc điều đành với cựu hoàng Bảo Đại[1] lúc này đang lưu vong ở Hồng
Kông. Rồi một chính phủ lâm thời do thiếu tướng Nguyễn Văn Xuân thành
lập vào cuối tháng 5 năm 1948 dưới quyền bảo trợ của cựu hoàng và ký tại
Vịnh Hạ Long một hiệp định vào ngày 5-6-1948.

Hiệp định Hạ Long gồm những điều chính cương sau đây:

1- Nước Pháp long trọng thừa nhận nền độc lập của dân tộc Việt Nam và

Việt Nam có quyền thực hiện thống nhất. Nước Việt Nam công bố gia nhập
khối Liên Hiệp Pháp với tư cách là nước liên hiệp với nước Pháp.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.