VIỆT SỬ TOÀN THƯ - Trang 779

2- Nền độc lập của Việt Nam không bị hạn định gì ngoài việc gia nhập

khối Liên Hiên Pháp.

3- Nước Việt Nam cam đoan tôn trọng các nguyên tắc dân chủ và mượn

những cố vấn và chuyên viên Pháp trước những người ngoại quốc khác,
trong các công cuộc tổ chức nội bộ và kinh tế Việt Nam.

4- Ngay sau khi chính phủ trung ương lâm thời Việt Nam thành lập, các

đại biểu Pháp liền sửa soạn để ký kết những thỏa hiệp riêng về các vấn đề
văn hóa, ngoại giao, quân sự, kinh tế, tài chánh cùng các vấn đề kỹ nghệ
chuyên môn.

Ngày 8 tháng 3 năm 1949, cựu hoàng Bảo Đại lại cùng tổng thống

Vincent Auriol ký tại điện Élysée một thỏa hiệp xác định rõ ràng lập trường
chính trị đôi bên, đã thỏa thuận về đại cương hồi năm trước. Với thỏa hiệp
này dĩ nhiên nước Pháp phải nhượng bộ nhiều hơn, vừa để gây một tiêng
vang với quốc tế vừa để lôi cuốn các tầng lớp nhân dân Việt Nam. Nhưng
sau 80 năm sống dưới quyền Pháp, nhân dân Việt Nam đã hiểu người Pháp
quá nhiều, lại nhìn vào Bảo Đại và thành phần của chính phủ Bảo Đại, nhân
dân cũng hết tin tưởng, vì vậy mà cây bài quốc gia tức cây bài Bảo Đại
không có hiệu nghiệm.

Ta nhận thấy rằng trong giai đoạn này, Pháp rất lúng túng. Từ cuối năm

1946 họ dùng quân sự đối với chính phủ Việt Minh, cho tới năm 1949
không thâu được kết quả theo ý muốn. Những lời ước đoán củ đại tướng
Valluy và Morlièređều sai hết bởi dân tộc Việt Nam năm 1946 đã khác dân
tộc Việt Nam 1858. Khi mà người Pháp bước chân vào xứ Nam kỳ là lúc
mà dân trí của ta còn thấp kém hơn nhiều.

Dân vẫn theo kháng chiến, kháng chiến vẫn có vẻ bền bỉ, trường tồn. Cái

độc lập trao trả cho Bảo Đại và các tay sai của Pháp là Trần Văn Hữu,
Nguyễn Văn Tâm…vẫn là cái trò bánh vẽ không đánh lừa được ai hết. Sau
này vì thất vọng, Pháp đã cho Nguyễn Văn Tâm ra làm thủ tướng để hiệp

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.