Từ năm 1950 đến 1954, Việt Minh mới thỉnh thoảng có những cuộc
hành binh đại qui mô và công khai nhờ ở sự viện trợ chiến cụ và chuyên
viên của Trung cộng bên kia biên thùy Hoa Việt.
Giữa thu đông 1947, đại tướng Valluy tấn công Việt Bắc do hai ngã: A)
Hà Nội tiến lên Sơn Tây, Hưng Hóa, Phú Thọ, Phủ Đoan. B) Lạng Sơn tiến
lên Thất Khê, Đông Khê. Theo kế hoạch “Cloclo” lính Pháp nhảy dù xuống
Cao Bằng, Bắc Cạn, Chợ Chu, Tuyên Quang và các tỉnh thuộc miền duyên
hải.
Từ năm 1948 – 1950 Pháp quân chiếm các trục giao thông trên đường số
5 và chiếm đóng khắp miền Nam Trung châu.
Tại Trung Việt, tướng Lebriis xua binh kiểm soát ba tỉnh Bình Trị Thiên
và nhiều thị trấn từ Nam Ngãi trở vào Nam Việt. Ở đây tướng Boyer de la
Tour dồn Việt Minh vào ba khu Đồng Tháp, Cà Mau, Thủ Dầu Một và nắm
được hầu hết các trục giao thông, giải tỏa được các đồn điền và các vùng
công nghệ của Pháp. Trong giai đoạnnày, trên khắp các chiến trường Bắc
Nam, Pháp hay dùng chiến thuật “bừa cào” tức là đánh ngang, đánh dọc, rồi
lại rút về căn cứ. Việt Minh được dân chúng ủng hộ nên đã được che đậy
trong các vụ càn quét của Pháp. Hơn nữa, Pháp quân đi đâu cũng hãm hiếp
phụ nữ, cướp của, giết người nên khiến nhân dân căm hờn, sự cộng tác của
dân chúng với kháng chiến vì thế mà thêm chặt chẽ. Sau này tướng
Carpentier và Gambièze cố gỡ các lỗi lầm này bằng các biện pháp chính trị
nhưng đã quá muộn.
Giữa năm 1950 chiến tranh Cao Ly phát động. Biến cố này có tính cách
quốc tế nhường làm chìm hẳn cuộc chiến tranh Đông Dương. Tuy vậy kể từ
giờ phút này, hai khối Anh Mỹ bắt đầu gián tiếp can thiệp vào thời cuộc
Việt Pháp. Bên Pháp có phái đoàn Mỹ từ Manille qua Sài Gòn do ông John
Melby cầm đầu. Bên Việt Minh có đại tướng Trần Canh là một trong 5 hổi
tướng của Trung cộng. Trong quân đội của Việt Minh có nhiều cố vấn và
chuyên viên Tàu giúp đỡ. Việt Minh liền mở chiến dịch Hoàng Văn Thụ tức