dân là Cơm áo được bảo đảm, hạnh phúc được chu toàn, nhân vị con người
được tôn trọng. Và nhìn vào xã hội nhân loại hiện tại, qua các kinh nghiệm
lịch sử, chúng ta không khỏi có nhiều thắc mắc: con người làm chính trị
mỗi ngày một thêm sa đọa. Cái ý niệm vì dân, vì nước, vì nhân loại mỗi
ngày một thêm hiếm hoi, trái lại, cái óc vụ lợi cá nhân, gia đình, bè đảng,
mỗi ngày một nhiều khiến một điểm lương tâm có khi không thoi thóp nổi,
đến nỗi đồng loại, đồng bào giết chóc, băm vằm mổ xẻ nhau quá loài lang
sói.
Trên 40 thế kỷ trước, Nghiêu, Thuấn không nhường ngôi cho con, đó là
do quan niệm lấy thiên hạ làm đại nghĩa, coi gia đình, bè đảng là nhẹ, mỗi
khi tai trời, ách nước xảy ra, kẻ cầm quyền tự cho mình lầm lỗi, làm lễ cáo
minh cùng Trời đất và dân chúng, lại xin sửa đổi chính sách. Kẻ lãnh đạo
đối với quốc dân có thành ý như vậy là cùng. Nhưng các người như Nghiêu,
Thuấn của giống Hán, như St. Louis của nước Pháp, như Lê Thánh Tông
của nước Việt thì ít mà Néron Cèsar, Charles 1er, Kiệt, Trụ thì quá nhiều, tự
cho mình là con Trời, con Thánh, có quyền cầu vui, hưởng lạc mà đám dân
đen thì chỉ đáng làm tôi mọi. Kết cục họ đã bị những phong trào cách mạng
của quần chúng triệt hạ như cỏ may bị gió lướt, lúc hối tỉnh thì đã muộn.
Chúng tôi, với nhiệm vụ sử học, thấy có bổn phận giới ý những nhà cầm
quyền những sự việc đã từng xảy ra trên sân khấu chính trị cổ kim với hy
vọng nhắc nhở một vài định luật và qui tắc di dịch cho giới người lãnh đạo
quần chúng. Định luật và qui tắc ấy là: Nhà cầm quyền đã do dân mà có thì
được quyền hành phải tôn trọng nhân dân, những kẻ phản bội đồng loại, coi
rẻ nhân dân thì dầu xây thành vạn lý, nắm giữ trăm vạn hùng binh cũng là
thừa. Dân chúng là sức mạnh duy nhất đã từng đạp tan biết bao nhiêu ngai
vàng, nghiệp bá, sự thực đó, ai chối cãi được?
Riêng về đại cuộc Việt nam ngày nay, đất nước qua phân, đồng bào chia
rẽ, nếu tổ tiên sống lại chẳng khỏi héo gan, đứt ruột. Của đã ít, người đã
thưa, độc lập còn non nớt, vậy mà nếu Nam, Bắc coi nhau quá kẻ địch