Trung Nguyên, Mãn Thanh ngự trị Hoa tộc, có lẽ đâu người Việt chẳng có
phần mênh mông của con cháu Hoàng Đế.
Từ Lý qua Trần, qua Lê, văn hóa của chúng ta đã đi xa, tiến mạnh, khiến
Trung Quốc dưới thời Minh phải xác nhận không thể coi người Việt như
các rợ và phải đãi vào hàng quốc gia văn hiến, do đó vài vần thơ kiêu hùng
dưới đời Mạc đã bãi được một cuộc đao binh của Minh Thế Tông (thế kỷ
XVI).
Nhưng cũng buồn thay, cái đà của dân tộc đang được đẩy mạnh thì từ
những con cháu cuối cùng của vua Lê Thái Tổ và giới phong kiến Việt Nam
cuối thế kỷ XVIII, đớn hèn dần nên mới phát sinh ra cái bi trạng tam phân
thiên hạ, kế đó là cuộc Trịnh Nguyễn phân tranh đưa nước nhà vào vòng
suy bại. Trong những thế hệ gần đây, giới lãnh đạo quốc gia đã tỏ ra quá vụ
lợi, ích kỷ, thoái hóa nên tinh thần dân tộc không biết quy tụ vào đâu cho
tới khi ngọn trào Đế quốc Tây phương tràn qua Thái Bình Dương thì xã hội
Việt Nam tan rã như cành khô, cỏ mục. Trách nhiệm đối với quốc dân và
lịch sử trước vấn đề này, ai phải chịu?
Sau hai hòa ước 1862, 1884 nước nhà bị Pháp thuộc luôn 80 năm ròng.
Cha con tủi nhục, vợ chồng lầm than, cái thảm họa vong nô lần này cũng
hết sức não nề bi đát. Rồi cũng luôn 80 năm ấy, toàn dân lại vùng lên tranh
đấu. Máu đào xương trắng lại tràn nhập Bắc Nam. Mười năm qua, (1944-
1954) lợi dụng được cuộc Hoàn cầu Đại chiến, Việt Nam cùng Thực dân
Pháp đánh một canh bạc cuối cùng, liều như một mất, một còn[3]. Kết cục,
con cháu Trần Quốc Tuấn, Nguyễn Huệ đã rửa được cái nhục mất nước.
Nhưng cũng từ năm 1954 đất nước ta chia hai, tuồng sông Giang lại tái diễn
như ngày nào.
Giờ đây trên giấy mực, người Việt làm chủ người Việt, miền Bắc thuộc
ảnh hưởng của Đệ Tam Quốc Tế, miền Nam đứng trong hàng ngũ Thế Giới
tự do. Lý thuyết chính trị nào mà chẳng được tô điểm bằng nước sơn tươi
đẹp, nhưng lý thuyết nào cũng không thể ra ngoài nguyện vọng của nhân