- Tại sao tuổi em còn nhỏ, em lại thích nhạc cổ điển thay vì nhạc
hip hop, rap, metal, rock’n’roll, pop như lớp trẻ hiện nay ưa thích?
- Tôi cũng không biết tại sao, chỉ biết là tôi cứ thích hát đi hát lại
bài La fleur que tu m’avais Jetee. Một giáo sư người Ý dạy nhạc trong
trường bảo là tôi phát âm rất chuẩn, giống như người bản xứ. Trong
những lúc tập luyện những bản nhạc tiếng Ý này, tôi mường tượng thấy
mình đứng giữa dàn nhạc giao hưởng hát trong những nhà hát nổi tiếng
như Metropolitan Opera, Bastille, La Fenice. Có khi tôi thấy tôi đang
bận áo nhung bào màu đỏ của Ba Tư hát bài Nessun Dorma, khi thì
đứng hát trong bộ nhung phục đen tuyền, lấp lánh kim nhũ, trang phục
của hoàng đế La Mã, tôi mường tượng thấy tôi hát hết bài La Donna e
Mobile trong tiếng hoan hô vang dậy của khán giả: Bravo! Bravo!
Corelli.
- Em có nghĩ em là hiện thân của Franco Corelli?
- Tôi không biết có đúng như vậy không? Chỉ biết rằng trong suốt
cuộc đời gian khổ của tôi, lúc nào tôi cũng đam mê âm nhạc, tôi mê
nhạc cổ điển, tôn Franco Corelli, Luciano Pavarotti, Andrea Bocelli
làm thần tượng của đời mình và có một ước mơ thầm kín trong tâm
khảm là sẽ có một ngày tôi sẽ hát hay và nổi tiếng giống như họ. Dù
đang sống trong cùng khổ, túng thiếu, tôi lúc nào cũng lạc quan, đối
mặt với những khó khăn trong cuộc sống, cố gắng vượt qua để học hỏi
và để được hát bằng trái tim và bằng hết cả tâm hồn của mình.
- Em đã nói: Nếu muốn hát hay thì tiếng hát phải xuất phát từ tâm
hồn của người sáng tác, từ tâm hồn người diễn tấu và phải truyền đạt
cho được tình tự của dân tộc đến tai người nghe. Bây giờ chúng tôi
muốn nghe em hát một bản nhạc Việt để xem khả năng truyền đạt cái
hồn dân tộc của bài hát. Chúng tôi cho em 5 phút để nói vài lời với
khán thính giả đang ái mộ em.
Bông nhìn thẳng vào ống kính thu hình, mắt rưng rưng lệ:
- Mẹ! mẹ đang ở đâu đó có nghe được con ngày hôm nay? Con hy
vọng con có một đôi nét trên mặt giống ba con hoặc giống mẹ để mẹ