những răng dài và trắng đã mài sắc bằng những miếng da, vẫn làm cho tôi
ngờ vực.
Có lẽ, sự sợ hãi đó hơi thừa, nhưng ở trong tình trạng chúng tôi, người ta
khó mà không rối trí và sinh ra lẩn thẩn.
Điều làm tăng nỗi khiếp sợ của chúng tôi là cái tối dày đặc. Những đèn của
chúng tôi lần lượt hết dầu. Khi chỉ còn hai chiếc, Giáo-sư bắt tắt đi để khi
nào cần thiết mới thắp. Vì thế chúng tôi hoàn toàn ở trong ngục tối.
Thiếu ánh sáng, không những kinh hồn, lại còn nguy hiểm nữa vì nếu lỡ ai
cử động vụng về là có thể lăn xuống nước dễ như chơi.
Mỗi bậc chứa ba người, không đến nỗi chật lắm: An-Thiện, Giáo-sư mỗi
người một đầu, còn tôi ở giữa.
Có lúc tôi đang thiu thỉu ngủ, tôi chợt nghe thấy Giáo-sư nói một mình như
người ngủ mê.
Tôi thức dậy và lắng tai nghe.
Giáo-sư nói:
- A! Có mây! Không còn gì đẹp hơn mây nữa! Có người không thích mây.
Nhưng ta rất yêu mây. À mà lại có gió nữa, ta cũng thích gió.
Giáo-sư mê chăng? Tôi lay cánh tay Giáo-sư, nhưng Giáo-sư vẫn nói:
- Tráng cho tôi một đĩa sáu trứng, đừng làm tám. Làm hai đĩa khi trở về, tôi
sẽ ăn.
- Chú An-Thiện ơi! Chú có nghe thấy gì không?
- Có. Giáo-sư đang nói mê.
- Nhưng không. Giáo-sư vẫn thức.
- Ông ấy nói nhảm. Con cam đoan rằng Giáo-sư vẫn thức.
- Giáo-sư ơi!
- Ông An-Thiện ơi! Mời ông đến ăn súp với tôi. Tôi báo trước là có gió to
đấy.
An-Thiện nói:
- Ông này mất trí khôn. Đói và sốt sinh ra thế.
Bảy-Nhu nói:
- Không phải. Ông ấy chết rồi! Đó là hồn ông ấy về đấy. Các bạn đã thấy là
ông ấy đã không ở đây nữa rồi chứ? Giáo-sư ơi! Gió ở đâu? Có phải là gió