Cụ Võ phẩm người xuất chúng, cho nên cụ Phan-thanh Giản khi ngồi
trấn đất miền nam, tưởng đến cái cao đức của người xưa, dầu không là học
trò cụ Võ cũng kính cụ Võ như bậc sư-bá mà hết lòng tôn-trọng, sùng-bái.
Và về sau, khi ba tỉnh miền đông (Biên-hòa, Gia-định, Định-tường) thuộc
Pháp, cụ Phan cũng không quên đến nắm xương sót của cụ Võ. Ba tỉnh miền
đông mất rồi, cụ Phan không muốn cho xương tàn của bậc sư-nho nằm trong
phần đất bị xâm-lăng, cụ mới cùng với đốc-học tỉnh Vĩnh-long là Nguyễn
Thông tỏ với hiệp-trấn An-giang là Phạm hữu Chánh, giao cho tú-tài Võ gia
Hội lo việc cải táng hài-cốt cụ Võ.
Đến ngày 28 tháng 10 năm Tự-đức thứ 18 (ất-sửu 1865), nắm xương
tàn của cụ Võ được dời về chôn-cất lại ở làng Bảo-thạnh là quê-hương cụ
Phan. Rồi hai năm sau, ngày 28 tháng 3 năm đinh-mảo 1867, chính tay cụ
Phan-thanh Giản soạn một bài văn bia, định khắc dựng ở mộ cụ Võ. Nhưng
buổi bấy giờ tình-hình trong nước đã bị liên quân Pháp-Y làm rối quá nhiều,
cho nên thợ khắc chưa rồi thì đến tháng bảy năm này, vì thất luôn ba tỉnh
phía tây mà cụ Phan có nhiệm-vụ giữ-gìn, phải ngậm-ngùi tử tiết
. Thế là
công-việc dựng bia cho cụ Võ bị ngưng trong một thời-gian.
Về sau, ông Trương-ngọc Lang đứng ra lo việc mướn thợ khắc bia, đến
rằm tháng tám năm nhâm-thân (1872) mới rồi. Và sợ người sau lầm-lẫn, ông
Trương ngọc lang còn cho khắc thêm mấy chữ « Tiền nhâm-tí chí nhâm-thân
cộng bát-thập-nhất niên ». Nghĩa : Khi cụ Võ mất là năm nhâm-tí 1792 đến
năm nhâm-thân 1872 mới dựng bia xong, cộng 81 năm (tính theo ta).
Bài văn bia ấy như sau : VĂN BIA CỦA PHAN-THANH GIẢN
DỰNG Ở MỘ VÕ TRƯỜNG TOẢN
*
Bản dịch của Trúc Khê :
« Tiên-sinh họ Võ, húy Trường Toản. Tiên thế, hoặc nói là người
Thanh-kệ hạt Quảng-đức, hoặc nói là người làng Bình-dương hạt Gia-định,
uyên-nguyên khó tường.