VŨ BẰNG - CÁC TÁC PHẨM MỚI TÌM THẤY - Trang 398

chiến tranh, việc cần nhất trong công cuộc giữ gìn Tân-gia-ba là
phải tải thợ từ Anh, từ Mỹ hay từ các thuộc địa của hai nước nói trên
để làm cho hoàn toàn, đầy đủ. Trong cuộc Nhật – Mỹ chiến tranh
này, Tân-gia-ba quan hệ lại còn vì cớ Hồng Kông bây giờ đã gần
như thuộc quyền chi phối của hải quân và không quân Nhật rồi.

Chiếm Tân-gia-ba có dễ không? Muốn được địa vị ưu thắng ở

miền tây Thái Bình Dương, Nhật cần phải chiếm Tân-gia-ba.
Chiếm Tân-gia-ba là một công việc khó khăn chứ không phải không
thể được. Vả lại, ví dụ có chiếm được Tân-gia-ba đi nữa thì nước đi
chiếm cũng phải tổn hại nhiều: không quân, trong lúc này, giữ địa
vị quan trọng nhất. Cứ theo như những tin tức sau cùng thì riêng
Tân-gia-ba có 1.200 phi cơ đủ các kiểu, 400 đậu ở Mã-lai, lúc động
dụng Úc-đại-lợi và Nouvelle Zélande có thể tải những binh khí tiếp
cứu. Nếu Mỹ có thể đặt ở Tân-gia-ba những căn cứ không quân thì
phi cơ sẽ rất nhiều bởi vậy từ đầu năm nay các xưởng chế tạo khí
cụ chiến tranh đã bắt đầu làm việc dữ. Tuy các cuộc đình công nổi
liên tiếp ít lâu nay người ta cũng cứ ước đoán rằng cái chương trình
tăng binh bị của Mỹ ít ra cũng thành một nửa.

Sáng nay, 12 Décembre 1941, tin Arip báo cho ta biết rằng thợ

thuyền ở Mỹ đã bắt đầu làm việc như thường, mà làm việc mỗi
ngày 24 tiếng đồng hồ. Không hiểu trong mấy tháng nữa thì
chương trình của Mỹ sẽ hoàn thành?

450 nghìn triệu quan dùng để tăng binh bị

Có thể nói năm 1939 Mỹ chưa xong gì cả, nhưng từ 1940 Mỹ đã

hết sức chuyên chú vào việc phòng thủ nên hết sức làm thế nào
cho thực hiện được bản chương trình đã định. Cái chương trình này,
đã được ưng chuẩn, sẽ dùng tới 10 triệu đô-la và tổ chức nên một đội
quân 1.200.000 người, có tới 50.000 phi cơ. Muốn thực hành đúng
cái chương trình này, Mỹ đã bắt đầu làm việc và người ta tính từ ba

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.