Pháp: họ buộc Georges Claude vào tội tại sao lại bán phương pháp
sáng chế và xưởng làm bom bay cho Đức? Đã đành sau mỗi cuộc
chiến tranh người ta thường hay có thói kết tội những kẻ sáng chế
ra những khí cụ giết người, mà những nhà sáng chế đó cũng không
cần phải đợi có ai bào chữa hộ... Nhưng chúng ta cũng nên biết qua
tình cảnh của nước Pháp trước cuộc chiến tranh này ra thế nào.
Nói cho đúng, rất nhiều cái sáng kiến hay về khoa học đều
do Pháp đẻ ra, nhưng nước Pháp đã do một bọn chính khách sâu mọt
cầm đầu nên hầu hết những sáng kiến đó phải mai một cả.
Những nhà sáng chế có tiền lễ cho các nhà cầm quyền thì mẫu
phi cơ, kiểu chiến hạm hay phương pháp chế tạo thuỷ lôi của mình
được công nhận; bằng không có tiền thì cứ việc mà chết đói nhăn
răng.
Cái ý làm phi cơ vĩ đại kiểu B-29 bắt đầu từ ở Pháp mà Mỹ thực
hành, thì ta cũng không nên lấy làm lạ bom bay của người Pháp nghĩ
ra mà lại đem làm ở Đức để đánh Anh và Pháp.
Việc này rất đáng để cho ta suy nghĩ về sự sử dụng nhân tài của
nước Việt Nam độc lập sau này.
Riêng về trường hợp Georges Claude thì đời ông ta cũng nên
biết rằng nó bí mật cũng chẳng khác gì chuyện bom bay. Ông
nguyên là người Pháp, sinh ở Paris vào một năm lịch sử: 1870, năm
xảy ra cuộc Pháp-Đức chiến tranh tính đến nay vừa được 75 tuổi.
Năm 1922, ông đã nổi danh khắp hoàn cầu về hai sự phát minh:
ép không khí thành chất lỏng và chế "a-mô-ni-ắc" bằng cách tổ
hợp. Ông lại còn [...]
người sáng nghĩ ra đèn "néon". Cách đây chín
năm, Georges Claude đã bắt đầu phát sinh ra cái ý niệm làm bom
bay. Cái ý niệm này, một nhà văn nước Pháp đã viết trong một
cuốn dự tưởng tiểu thuyết theo kiểu Đi chơi cung trăng của Jules
Verne, tôi đã được đọc hồi hãy còn đi học. Hồi đó ai dám tưởng