xuống mà cũng chả phải người ngồi ở trong điều khiển như kiểu
nhân ngư lôi, bay đến gieo sự khủng bố ở giữa kinh thành Luân-
đôn.
À không, đến cái khí giới này thì ông Churchill đã phải nhận là đã
làm hại đất nước Anh nhiều lắm.
*
Ta không ca tụng Đức làm gì nữa, bởi vì về phương diện khoa học,
Đức vẫn được liệt vào hạng nhất. Nhưng tại sao lại không rút ở trong
việc này ra một bài học cho ta?
Những khối óc lớn, ở vào một nước nhỏ, không bao giờ mưu được
một công cuộc gì khả thủ. Cái việc cần nhất của một chánh phủ là
phải biết tìm nhân tài và đem ra trọng dụng. Chuyện vua Tự Đức
hồi phong trào duy tân không nghe lời Phạm Phú Thứ, Phan Thanh
Giản, Nguyễn Trường Tộ là một chuyện thê thảm của nước ta đã bỏ
phí nhân tài vậy.
Trước cuộc chiến này, Pháp cũng thế. Dưới quyền một ông
tổng thống "ngủ nhè" bị Đức đánh vào gần đến Paris rồi mà vẫn
còn khóc vì không biết mình nên trốn hay nên chạy, bọn chính
khách mọt dân đã bóp bẹp những khối óc vĩ đại vì đã đuổi những kẻ
có thực tài đi tản mác trong thế giới. Bọn chính khách đó muốn
sống yên thân với tiền bạc ăn đút của ngoại quốc và cuộn tròn
mình ở trên bụng những con điếm quốc tế làm nghề rút ruột bạn
lòng và rút luôn cả những sự bí mật trong quốc gia của họ.
Vì vậy, ta mới thấy chuyện ông tổng trưởng này bỏ tù một nhà
văn vì đã dám nói thực ý tưởng của mình ra; kia một ông phó giám
đốc bộ ngoại giao đánh cắp bức điện "Indifférent" cổ kính; lại nọ,
một ông xã trưởng giam giữ người ta lại vì một người đã có can đảm
nhạo một cuộc thi bay quốc tế.